Bác Hồ sinh năm mấy? Tiểu sử sơ lược về bác và những mẩu truyện sưu tập nói về đức tính của Bác. Cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây.
Bác Hồ sinh năm mấy? Tiểu sử về Bác Hồ chủ tịch
Bác Hồ sinh ngày mấy tháng mấy năm mấy? Câu trả lời: Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung; tên lúc đến trường là Nguyễn Tất Thành, tên khi hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc). Người sinh ngày 19/5/1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ra đi vào ngày 02/9/1969 tại Hà Nội.
Vị lãnh tụ vĩ đại của nước ta sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước. Người lớn lên ở một địa phương có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm bao đời. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.
Trong suốt thời niên thiếu và thanh niên của mình, người đã chứng kiến biết bao nhiêu nỗi khổ cực của đồng bào và trải qua những phong trào đấu tranh chống thực dân lúc bấy giờ. Hồ Chí Minh nung nấu trong lòng ý chí quyết tâm đuổi thực dân; giành lại chính quyền độc lập cho đất nước, đem lại sự tự do, hạnh phúc cho đồng bào.
Lúc còn trẻ người có đức tính cần cù, siêng năng; lối sống giản dị và tiết kiệm. Người luôn luôn giữ gìn và giáo dục con em chúng ta cũng học theo đức tính ấy. Dưới đây là 3 mẫu chuyện tiêu biểu thể hiện đức tính của Bác.
>>> Kỷ niệm 131 năm ngày sinh của Bác Hồ
3 Câu chuyện thể hiện đức tính của Bác mang ý nghĩa sâu sắc
Mẫu chuyện thứ 1: Bài học về sự tiết kiệm
Bác là một trong những người rất kỹ tính; từ trong việc ăn mặc hằng ngày cho trong công tác làm việc. Bác không bao giờ thích việc tặng quà cáp hay phung phí mua quần áo mới. Trong công tác làm việc, bác luôn hạn chế và thậm chí phê bình những người lãng phí giấy. Bác thà chấp nhận đọc một bản tin nhòe nhoẹt còn hơn lãng phí giấy mực in.
Một thời gian sau, sức khỏe của Bác cũng dần suy yếu, thị lực giảm đáng kể. Nên Thông tấn xã mới dám gửi bản tin bằng 1 mặt cho Bác có thể đọc được. Nhưng những bản tin này còn được tái sử dụng bằng cách cắt làm phong bì để tiết kiệm.
Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm trong đó: ngày thành lập Đảng; ngày Quốc khánh 2/9; ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Nhưng sau đó Bác hoàn toàn không chấp nhận việc đưa ngày 19/5 vào ngày lễ. Không muốn phải chi tiền vào ngày này, thay vào đó dùng tiền để hỗ trợ trẻ em được cắp sách đến trường.
Mẫu chuyện thứ 2: “Nước nóng, nước nguội” – Học cách ứng xử
Trong thời đầu kháng chiến chống Pháp; có một đồng chí cán bộ Trung đoàn thường hay quát mắng các chiến sĩ. Được tin nhân dân phản ánh về đồng chí này; một hôm, Bác cho người gọi đồng chí trung đoàn lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp, dù đồng chí này có đến sớm, thì cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác – âu cũng là ý đồ của Bác.
Trời thì vào hè, nắng gắt chang chang; đi bộ đúng giờ ngọ nên đồng chí Trung đoàn vã cả mồ hôi, người như bốc lửa. Đến nơi, Bác đã đặt trên bàn sẵn hai cốc nước; một cốc nước sôi nghi ngút, còn cốc còn lại là nước lạnh.
Sau khi đồng chí này đã chào hỏi xong, Bác chỉ tay vào cốc nước nóng nói:
– Chú uống đi.
Đồng chí cán bộ kêu lên:
– Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.
Bác mỉm cười nói:
– À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, nước mát không?
– Dạ có ạ!
Bác nghiêm nét mặt nói với đồng chí Trung đoàn:
– Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.
Đồng chí Trung đoàn hiểu được ý giáo dục của Bác liền nhận lỗi sai; hứa sẽ sửa chữa. Bác không hành xử một cách thô hay nặng dọc. Bác chỉ dùng lời lẽ và sự thấu hiểu khiến người khác phải khâm phục. Từ đó, đồng chí Trung đoàn cũng thay đổi và không còn cáu gắt như trước nữa.
Mẫu chuyện thứ 3: “Thời gian quý báu lắm!”
Vào năm 1945, Tại buổi lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam; Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn đưa ra góp ý: “ Trông giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu; bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ; vì thời gian quý báu lắm”.
Cũng câu chuyện về giờ giấc: Có một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác nhưng lại bị chậm mất 15 phút, kèm theo lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được.
Bác bảo:
Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được thế chủ động”.
Trong bất kỳ thời điểm nào, thời gian luôn quý báu và quan trọng. Khi chúng ta biết quý trọng thời gian thì chắc chắn sẽ làm nên nhiều việc có ích hơn. Đức tính tôn trọng kỉ luật và thời gian của Bác cũng là một trong những lý do khiến Bác trở thành một tượng đài hoàn mỹ trong lòng người dân Việt Nam.
Trên đây là những thông tin về Bác Hồ chủ tịch, Bác Hồ sinh năm nào ở đâu? Giải đáp liên quan đến bác Hồ sinh năm mấy và mất năm mấy… Hy vọng bạn có những thông tin thật bổ ích!
>>> Chào mừng ngày sinh nhật Bác Hồ với các hoạt động ý nghĩa