Đại dịch Covid-19 đã khiến rất nhiều người lao động lâm vào tình cảnh khốn đốn do mất việc làm. Có lẽ giờ đây, nhiều người đã ngộ ra được tầm quan trọng của việc tạo thêm thu nhập từ đầu tư tài chính. Nếu bạn đang có một số tiền nhàn rỗi, ngoài việc gửi tiết kiệm ngân hàng; thì hiện nay đầu tư tài chính an toàn cũng là một biện pháp sinh lời được nhiều người quan tâm.
Đầu tư tài chính là gì?
Đầu tư tài chính đề cập đến hoạt động sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi để mua/bán một tài sản tài chính nào đó. Với hy vọng có thể gia tăng lợi nhuận và giá trị trong tương lai. Những người thích làm giàu thường có quan điểm rõ ràng về việc để “tiền đẻ ra tiền”; tức là tận dụng số tiền mình có được để có thể tạo ra thêm nhiều tiền hơn. Chứ không bao giờ để đồng tiền bị “đóng băng” trong két sắt – đây được gọi là “đồng tiền chết”. Người ta tìm đến các kênh đầu tư tài chính hiệu quả với nhiều mục đích khác nhau như: nâng cao chất lượng cuộc sống, mong muốn về hưu sớm, tích trữ của cải,… Nhưng tựu chung lại, đều hướng đến mục tiêu tăng thu nhập nhiều nhất có thể.
Các kênh đầu tư tài chính an toàn – sinh lời bền vững mùa dịch
Mua vàng
Trong số các kênh đầu tư tài chính được ưa chuộng, mua vàng có lẽ là hình thức được nhiều người yêu thích nhất. Vàng không chỉ là 1 loại tài sản đơn thuần mà còn mang nhiều ý nghĩa, trở thành kênh đầu tư hấp dẫn cũng là điều dễ hiểu. Vàng luôn được coi như một loại tài sản đầu tư tích trữ; một thứ kim loại quý hiếm thể hiện sự giàu có của người sở hữu. Vì thế ai cũng sẽ tìm cách trữ vàng, mua vàng để làm của hồi môn hoặc dùng để thể hiện địa vị, đẳng cấp. Ngoài chức năng tích lũy, đầu tư và thanh toán; vàng còn là một phần quan trọng của ngành công nghiệp trang sức. Nhiều doanh nghiệp uy tín cũng đã lấn sân sang kinh doanh lĩnh vực này để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Kênh đầu tư tài chính an toàn: Gửi tiết kiệm ngân hàng
Ngoài vàng, gửi tiết kiệm ngân hàng là hình thức mà hầu như ai cũng nghĩ tới khi có tiền nhàn rỗi. Bởi chúng mang tính ổn định nhờ việc trả lãi định kỳ hàng tháng. Tuy nhiên, theo luật bảo hiểm tiền gửi; nếu tổ chức tín dụng bị phá sản, người gửi tiền tiết kiệm sẽ nhận được số tiền bảo hiểm tối đa là 75 triệu đồng bao gồm cả gốc và lãi.
Ngoài ra, với mức lãi suất 6% – 8% một năm; thì việc gửi lãi ngân hàng không còn hấp dẫn nhiều người như trước. Đặc biệt, với tỷ lệ lạm phát liên tục tăng cao; thì mức lãi ngân hàng hiện nay chỉ giúp nhà đầu tư có 1 nơi tích trữ tiền an toàn chứ không hề giúp sinh lời. Không những vậy, tính bảo mật ngân hàng hiện tại cũng gây hoang mang; khi có nhiều người bị lừa, hoặc mất sạch tiền trong tài khoản sau một đêm mà không hiểu lý do vì sao.
>>> Xem thêm: Bí quyết kinh doanh online thành công giữa mùa dịch