Phạm vi bài viết này tìm hiểu về khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là gì? Tại sao phải cổ phần hóa? Nguyên nhân dẫn đến việc cổ phần.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là gì?
Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là gì? Là việc chuyển doanh nghiệp mà chủ sở hữu là Nhà nước (doanh nghiệp đơn sở hữu) thành công ty cổ phần (doanh nghiệp đa sở hữu); chuyển doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo các quy định về công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp. Được thực hiện với mục đích tránh gây ra mâu thuẫn sâu sắc với bộ phận cán bộ và nhân dân; lo ngại về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.
Chính phủ Việt Nam đã quyết định sẽ không bán đứt các doanh nghiệp của mình cho các cá nhân; thay vì đó tiến hành chuyển các doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp cổ phần. Tài sản của doanh nghiệp được chia thành các cổ phần bán cho cán bộ công nhân trong doanh nghiệp; và phần còn lại do nhà nước sở hữu. Tùy từng doanh nghiệp; phần cổ phần do nhà nước sở hữu có thể nhiều hay ít, từ 0% tới 100%.
Tại sao phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước?
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước. Theo Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VII đã nêu rõ: Chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần; và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới. Phải thí điểm chỉ đạo chặt chẽ rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng trong phạm vi thích hợp.
Đồng thời, Nghị quyết 10-NQ/ TW ngày 17/3/1995 của bộ chính trị đã nêu: Thực hiện từng bước vững chắc về tổ chức về cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp không cần nhà nước đầu tư 100% vốn. Tùy tính chất loại hình doanh nghiệp mà tiến hành bán tỷ lệ cổ phiếu cho công nhân viên chức làm tại doanh nghiệp; để tạo động lực bên trong trực tiếp thúc đẩy phát triển; và bán cổ phần cho tổ chức hay cá nhân ngoài quốc doanh.
Bên cạnh đó, theo Nghị quyết tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa IX đã nhấn mạnh; Đổi mới cơ bản tổ chức và cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện các hình thức cổ phần thích hợp với tổ chức và lĩnh vực sản xuất để thu hút thêm các nguồn vốn; tạo thêm động lực, ngăn chặn tiêu cực; thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Sau khi tiến hành Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước thì hoạt động này đã tháo gỡ khó khăn trong ngân sách Nhà nước; và góp phần xây dựng thị trường vốn lành mạnh phong phú. Những năm gần đây, việc đảm bảo nền kinh tế quốc gia vững vàng là một yêu cầu cực kỳ bức thiết; đặc biệt trong hoàn cảnh nền kinh tế không chỉ cần được phân bổ hợp lý; có lợi cho tái cơ cấu kinh tế quốc dân mà tài sản Nhà nước cũng cần được sử dụng; nhằm mang lại hiệu quả đầu tư tối đa.
Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là giải pháp giúp chính phủ thực hiện được những đòi hỏi thực tiễn. Tài sản doanh nghiệp Nhà nước nhờ cổ phần hóa thu hồi; sẽ được phân bố cho những dự án quốc gia giàu tính khả thi; hoặc đầu tư vào những ngành mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội quan trọng; nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Có thể bạn chưa biết:
Tại sao phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước?
Hiểu thế nào là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước?
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là gì với hạn chế?
Bất cứ công việc nào đều có hạn chế của mình; và việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng không phải là ngoại lệ. Với việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đòi hỏi các doanh nghiệp phải :
- Với lãnh đạo doanh nghiệp: việc đã quen với việc được ưu đãi về quyền lợi và địa vị cá nhân; khiến các lãnh đạo doanh nghiệp khó có thể thích ứng được với công việc tự làm tự ăn khi cổ phần hóa doanh nghiệp. Ngoài ra còn tồn tại một vấn đề đó là các lãnh đạo doanh nghiệp sở hữu một số vốn lớn; sẽ chiếm lĩnh được một lượng cổ phần lớn và chu trình này có thể lặp lại.
- Đánh giá đúng doanh nghiệp nhà nước: hiện nay không phải doanh nghiệp nhà nước nào cũng đều làm ăn thua lỗ. Do vậy cần đánh giá đúng doanh nghiệp cần phải cổ phần hóa hay không. Có như vậy thì mới có thể giúp cho công việc này thực sự có hiệu quả.
- Hạn chế của nhân viên công ty vừa là cơ hội; và đồng thời là thách thức đối với nhân viên của doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa. Bởi số vốn đầu tư ít ỏi khiến cơ hội làm chủ tài chính của mình không quá nhiều; bởi tiềm ẩn rủi ro công việc này là khá lớn.
Công việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là việc quan trọng; để thúc đẩy phát triển nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ nhà nước. Do đó cần có sự thay đổi để phù hợp với xu thế trên thị trường hiện nay. Mặc dù còn nhiều tồn tại khó khăn và thách thức cần phải đối diện và vượt qua; thì mới có thể đem lại thành công trong việc của mình.