Nếu bạn hay tìm hiểu về việc đầu tư tài chính thì khái niệm đầu tư lướt sóng có lẽ không còn xa lạ với bạn. Các nhà đầu tư thường sử dụng nó như một chiến lược “hốt bạc” trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, hình thức đầu tư này lại tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Nó khiến nhiều nhà đầu tư thua lỗ thậm chí là trắng tay. Vậy hãy cùng kinhtechiase tìm hiểu hình thức đầu tư này để tránh được những rủi ro khi lướt sóng bạn nhé!
Đầu tư lướt sóng là gì?
Đầu tư lướt sóng hay còn gọi là đầu tư ngắn hạn. Hình thức đầu tư này dựa vào sự biến động giá trên thị trường. Các giao dịch lướt sóng thường diễn ra trong thời gian rất ngắn. Nhà đầu tư lướt sóng sẽ kiếm lời từ sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
Bản chất lướt sóng là gì? Bản chất của lướt sóng chính là đầu cơ. Người chơi sẽ mua, giữ tài sản trong thời trong thời gian ngắn và đợi giá cao sẽ bán đi. Thông thường, các giao dịch này được thực hiện rất thường xuyên. Khi lướt sóng, nhà đầu tư cần nhạy bén, nắm bắt tình hình biến động nhanh để tìm kiếm cơ hội “hốt bạc”. Đồng thời, các nhà đầu tư phải kết hợp việc sử dụng nhiều công cụ để đưa ra phán đoán.
Đọc thêm!!!
Đầu tư lướt sóng là gì? – Những quy tắc nhà đầu tư F0 cần biết
Đầu tư lướt sóng bđs là gì?
Khái niệm đầu tư lướt sóng bđs là gì đã không còn xa lạ với các chuyên gia nhà đất. Tuy nhiên, với những tay mơ thì đây sẽ là một thuật ngữ khá mới mẻ. Đây là dạng đầu tư lợi nhuận mà nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra số tiền khoảng 15% giá trị thực tế của nhà đất để tạm giữ chỗ. Đợi khi trường sôi động, nhà đầu tư sẽ bán sản phẩm bđs đó với mức giá cao hơn vài chục thậm chí vài trăm triệu đồng.
Bạn có thể thấy chỉ trong một thời gian ngắn mà nhà đầu tư đã nhận được một khoản lợi lớn. Khoản lợi này sẽ cao và nhanh hơn rất nhiều lần so với việc gửi tiết kiệm ngân hàng.
Các loại đầu tư lướt sóng hiện nay
Lướt sóng chứng khoán
Lướt sóng chứng khoán là hình thức đầu tư khá phổ biến. Trong chứng khoán, lướt sóng có thể trong vài tuần, vài tháng thậm chí là một năm để đợi đến đợt “sóng thần”. Chứng khoán có hai loại sản phẩm đó là trái phiếu và cổ phiếu. Trong đó, cổ phiếu thường được sử dụng để lướt sóng chứng khoán hơn trái phiếu.
Có nên đầu tư lướt sóng chứng khoán hay không? Có hay không tùy thuộc vào bản thân của mỗi người. Nếu bạn thích sự mạo hiểm, sự lưu thông đồng tiền và kiếm lợi nhanh thì nên lướt sóng. Còn nếu bạn chắc chắn về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đó trong tương lai và kiếm lợi một cách chắc chắn thì bạn nên đầu tư dài hạn.
Lướt sóng trong bất động sản
Hình thức đầu tư lướt sóng này cũng được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm và ưa chuộng. Bởi mức loại lợi nhuận từ việc lướt sóng bđs khá cao. Nhà đầu tư lướt sóng chỉ cần bỏ ra số tiền khoảng 15% giá trị thực tế của nhà đất để tạm giữ chỗ. Đợi khi trường sôi động, nhà đầu tư sẽ bán sản phẩm bđs đó với mức giá cao hơn vài chục thậm chí vài trăm triệu đồng. Như vậy, việc lướt sóng bất động sản đem lại nguồn lợi lớn cho nhà đầu tư chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
Lướt sóng trong tiền điện tử
Lướt sóng tiền điện tử là dạng đầu tư dựa trên khung thời gian ngắn có thể là vài giờ, vài ngày hay vài tháng. Nhà đầu tư lựa chọn đồng tiền mà họ tin nó sẽ có khả năng tăng trưởng trong tương lai. Sau đó, họ sẽ bán ra khi mức giá của đồng tiền điện tử tăng đến kỳ vọng.
Tương tự các hình thức đầu tư khác, việc lướt sóng tiền điện tử cũng cần nhà đầu tư có một vốn hiểu biết nhất định về thị trường. Đồng thời, họ cũng cần có kinh nghiệm và khả năng phân tích tốt để đưa ra quyết định đúng.
Có thể bạn sẽ cần!
Đầu tư lướt sóng vàng
Vàng là kênh trú ẩn an toàn, được sử dụng rất nhiều nhằm tích trữ. Tuy nhiên, vàng còn được dùng để đầu tư ngắn hạn hay còn gọi là đầu cơ. Bản chất của hình thức đầu tư lướt sóng này vẫn nằm ở việc thu lời từ giá trị chênh lệch khi mua vào và bán ra. Vàng thường có sự biến đổi liên tục nhưng phần lớn sự biến đổi này không lớn. Bởi thế, nhà đầu tư cần hết sức kiên nhẫn để tìm thấy những đợt sóng đầu tư.
Những rủi ro khi lướt sóng
Rủi ro về thị trường
Đầu tư lướt sóng tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của thị trường. Nhà đầu tư cần áp dụng nhiều kỹ năng, kinh nghiệm hay công cụ để phán đoán và nắm bắt thị trường tốt nhất. Tuy nhiên, thị trường bị tác động bởi nhiều yếu tố. Vì vậy, nếu thị trường không diễn ra như đúng kỳ vọng của bạn thì bạn sẽ phải chịu thiệt hại nặng nề.
Rủi ro về thời gian
Khi đầu tư lướt sóng, nhà đầu tư cần rất nhiều thời gian để theo dõi, cập nhật thị trường. Các giao dịch thường được thực hiện một cách trực tiếp. Vì vậy, nhà đầu tư luôn phải chủ động để tranh thủ bắt được thời cơ “vàng”. Còn nếu bạn không có thời gian để theo dõi thị trường liên tục thì có lẽ hình thức đầu tư này không dành cho bạn.
Rủi ro về tâm lý thị trường
Tâm lý thị trường hay còn gọi là tâm lý của đám đông. Loại tâm lý này ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra quyết định khi đầu tư. Lướt sóng cần “một cái đầu lạnh” để đưa ra quyết định đúng đắn trong thời gian ngắn. Bạn cần xem xét một cách kỹ lưỡng và hành động dứt khoát khi thấy được thời cơ. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bạn cần kiên nhẫn và chờ đợi. Nhiều nhà đầu tư thấy giá cổ phiếu giảm, họ đã không giữ tâm lý và bị tâm lý đám đông ảnh hưởng dẫn đến việc tiến hành các giao dịch thua lỗ.
Rủi ro về nguồn vốn
Thời gian giao dịch của việc lướt sóng thường ngắn. Bởi thế, bạn cần có lãi để có thể quay vòng vốn liên tục. Nếu rơi vào trường hợp không có lãi, bạn sẽ mất đi khả năng quay vòng vốn. Điều này có nghĩa là bạn có thể trắng tay khi thị trường biến động.
Các quy tắc khi đầu tư lướt sóng bất động sản
Chọn chủ đầu tư uy tín
Để quá trình đầu tư được an toàn, bạn cần có cách đầu tư lướt sóng đúng đắn. Đầu tiên, bạn cần tìm hiểu kỹ về chủ đầu tư của dự án mà bạn định đầu tư. Các chủ đầu tư này phải uy tín, tin cậy và có nguồn năng lực tài chính vững vàng.
Bạn có thể tìm hiểu hay tham khảo các dự án mà chủ đầu tư đó đã từng thi công. Sau đó, xem những nhận xét của khách hàng cũng như các chuyên gia nhà đất về dự án, về tiến độ thi công,…
Số lượng của sản phẩm không quá nhiều
Quy tắc về cách đầu tư lướt sóng tiếp theo là tránh mua các sản phẩm có số lượng quá nhiều. Nếu sản phẩm đó có số lượng quá lớn thì rủi ro thanh khoản và tăng trưởng càng cao. Chẳng hạn: khu đô thị mà bạn dự định đầu tư được chủ đầu tư xây mới liên tục. Lúc này, đối thủ cạnh tranh của bạn là chủ đầu tư. Bởi giá bán là do họ quyết định và mức giá này thường thấp hơn kỳ vọng. Vì vậy, khi mục đích khi bạn đầu tư là “mua đi bán lại” thì bạn nên chọn những sản phẩm dễ bán.
Theo các chuyên gia, những căn hộ có diện tích từ 60 đến 90m2 và có 2 đến 3 phòng ngủ thường rất dễ bán. Đồng thời, căn hộ có hướng Đông, Nam hoặc Đông Nam cũng rất được quan tâm. Tuy nhiên, bạn cần tránh các căn hộ thuộc tầng 13 bởi 13 là con số khá đen đủi.
Cân nhắc về thời gian xây dựng
Khi đầu tư lướt sóng, bạn cần quan tâm đến thời gian xây dựng dự án. Bởi thời gian xây dựng thường tỉ lệ thuận với thời gian chiếm dụng vốn của nhà đầu tư. Hiểu một cách đơn giản, thời gian xây dựng càng ngắn thì tính thanh khoản thấp. Đồng thời, điều này còn dẫn đến rủi ro như dự án sẽ trở nên kém hấp dẫn.
Vì vậy, bạn nên lựa chọn dự án có thời gian xây dựng từ 1,5 đến 3 năm. Tùy theo loại hình (dự án chung cư bình dân, trung cấp hay cao cấp,…) mà khoảng thời gian sẽ khác nhau.
Áp dụng phương pháp đòn bẩy tài chính
Phương pháp đòn bẩy tài chính trong lướt sóng là gì? Phương pháp này được rất nhiều nhà đầu tư sử dụng. Họ cố gắng kéo dài thời gian cho vay để mức lãi suất trong năm đầu được nhiều ưu đãi.
Ví dụ: Nhà đầu tư mua một căn chung cư, số tiền thanh toán ban đầu là 30% giá trị căn hộ. Bạn vay thêm 40% rồi bán ra với lợi nhuận 100% toàn bộ căn hộ. Như vậy, bạn chỉ bỏ ra 30% vốn và vay 40%. Sau khi tất toán khoản vay, phần còn lại chính là khoản tiền lợi của nhà đầu tư.
Lời kết
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức về đầu tư lướt sóng và các quy tắc để “hốt bạc” trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, hình thức đầu tư này lại tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Vì vậy, bạn cần tập trung hết sức để đầu tư thành công bạn nhé! Đọc thêm nhiều tin tức hot tại kinhtechiase.info!!
Đọc thêm bài viết khác!
Có 5 tỷ nên đầu tư gì? Cách đầu tư thông minh và “đẻ ra tiền” hiệu quả
Cách kiếm tiền từ đầu tư cổ phiếu như thế nào cho người mới?