Ký quỹ (margin) là hình thức đòn bẩy tài chính trong giao dịch chứng khoán; và được cung cấp bởi các công ty chứng khoán. Đây là một công cụ giúp tối ưu lợi nhuận khi lựa chọn cổ phiếu và thời điểm mua bán hợp lý. Tuy nhiên, đây cũng là con dao 2 lưỡi giúp bạn nhân tài sản nhanh chóng nhưng cũng khiến bạn mất trắng chỉ trong một phiên giao dịch. Vậy giao dịch ký quỹ là gì? Ưu nhược điểm khi dùng margin? Cùng kinhtechiase.info tìm hiểu sau đây nhé!
Giao dịch ký quỹ là gì?
Đây là một hình thức giao dịch chứng khoán bằng cách nhà đầu tư sử dụng tiền vay từ một công ty chứng khoán. Cụm từ “ký quỹ” nghĩa là khoản tài sản đầu tư ban đầu (chứng khoán hoặc tiền) mà nhà đầu tư thế chấp cho khoản vay này. Mục đích ký quỹ là để tăng lượng chứng khoán có thể mua vào; cao hơn nhiều so với việc chỉ sử dụng lượng vốn tiền mặt bỏ ra ban đầu.
Lưu ý: Khoản vay ký quỹ cũng bị giới hạn bởi giá trị tài sản mà nhà đầu tư thế chấp; và cũng sẽ có mức lãi suất theo quy định tuỳ mỗi công ty chứng khoán. Tương tự vay ngân hàng.
Tại sao không chọn vay ngân hàng
Lãi suất ký quỹ hiện nay phổ biến ở mức 0.05%/ngày hoặc 13.5%/năm; cao hơn nhiều so với lãi suất khi vay ngân hàng. Vậy câu hỏi đặt ra: “Tại sao không vay ngân hàng mà lại sử dụng margin?”
Câu trả lời nằm ở vấn đề: Thời điểm. Thị trường chứng khoán lên xuống hằng ngày, thậm chí hằng phút; cơ hội tốt để mua xuất hiện khá chóng vánh. Thời điểm trong giao dịch chứng khoán rất quan trọng; trong khi vay ngân hàng cần thủ tục rườm rà, mất thời gian trong vài ngày; còn margin thì có thể sử dụng tức thời ngay lúc cần. Mặt khác giao dịch ký quỹ có thể mang lại lợi nhuận theo cấp số nhân cho nhà đầu tư nếu sử dụng tốt. Đương nhiên, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy tài khoản trong tức thời, ngay khi thị trường đi xuống.
Các thuật ngữ cần biết trong giao dịch ký quỹ
Tài sản thế chấp khi margin bao gồm toàn bộ tài sản có trong tài khoản chứng khoán: tiền mặt, cổ tức, chứng khoán, quyền mua cổ phiếu; và các tài sản khác được công ty chứng khoán chấp nhận.
- Tỷ lệ nợ (hay tín dụng ): là tỷ lệ % giữa Tổng dư nợ vay/ Tổng giá trị được vay của chứng khoán ký quỹ. Lưu ý, margin chỉ được thực hiện khi giao kết hợp đồng thành công với công ty chứng khoán.
- Tỷ lệ ký quỹ (tỷ lệ hỗ trợ) cho 1 tài khoản chứng khoán; hoặc mã chứng khoán cao nhất thường bằng 50%, thấp nhất là 0%.
- Tỷ lệ hỗ trợ 50% ( 1:1): tức là, ví dụ với 1 giá trị mua bằng 100 triệu; thì tối đa nhà đầu tư phải chi 50 triệu và đi vay 50 triệu còn lại.
- Tỷ lệ hỗ trợ 0%: nghĩa là nhà đầu tư phải dùng tiền thật của mình để mua chứng khoán.
Lợi ích và rủi ro khi giao dịch ký quỹ
Lợi ích khi margin
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn – Tối đa hóa lợi nhuận
Đây là lợi ích lớn nhất và cũng là nguyên nhânchủ yếu khiến nhà đầu tư quan tâm đến công cụ này. Như đã nói trên về tỷ lệ hỗ trợ 50%. Giả sử NĐT ban đầu chỉ bỏ ra số tiền là 100 triệu VNĐ, đã có thể sở hữu ngay 200 triệu cổ phiếu. Cũng vì thế, nếu cổ phiếu tăng 10% thì mức (lợi nhuận/số vốn bỏ ra) của nhà đầu tư sẽ là 20%.
Bổ sung chiến lược giao dịch
- Đa dạng hóa danh mục: Nhà đầu tư ngay lập tức có thể tham gia các cơ hội đầu tư hấp dẫn mới mở; kể cả khi số vốn bỏ ra ban đầu đã sử dụng.
- Trung bình giá tăng: Đây là lựa chọn phù hợp với chiến lược giao dịch theo đà tăng trưởng. Trong đó NĐT bỏ mua thêm khi cổ phiếu duy trì đang được đà tăng. Qua đó tăng khối lượng nắm giữ các cổ phiếu chất lượng cao; mà không cần phải nộp thêm tiền vào tài khoản; và cũng loại bỏ rủi ro thiệt hại khi giao dịch ký quỹ các mã cổ phiếu kém chất lượng.
Quy trình giao dịch ký quỹ tiện lợi
Đây là điểm mạnh lớn nhất khiến NĐT lựa chọn margin thay vì các phương pháp vay truyền thống (ngân hàng, hay cả người thân,…). Chỉ cần ký hợp đồng là ngay lập tức bạn có thể đặt lệnh bằng số tiền được cung cấp bởi công ty chứng khoán.
Ngoài ra toàn bộ quá trình từ giao dịch, quản lý tài khoản, hiển thị tỷ lệ ký quỹ đều được thực hiện tự động, nhanh chóng theo thời gian thực trên phần mềm.
Rủi ro khi giao dịch ký quỹ
Giao dịch ký quỹ mang thiệt hại lớn khi giá cổ phiếu giảm
Thiệt hại sẽ tăng theo mức độ NĐT sử dụng nợ vay khi giá khoản đầu tư lao dốc. Ngược lại với mức lời, giả sử khi mua cổ phiếu với tỷ lệ ký quỹ 1:1; thì khi giá giảm 10% thì mức (thiệt hại/số vốn bỏ ra) sẽ là 20%.
Rủi ro margin-call và force sell
Nếu mua cổ phiếu chỉ bằng tiền mình bỏ ra ban đầu; NĐT có thể chủ động lựa chọn thời điểm cắt lỗ kể cả trong trường hợp xấu nhất. Còn khi dùng margin, vì tài khoản cần luôn được duy trì tỷ lệ an toàn; nên rủi ro cần phải đối mặt là margin-call và force sell
Nghĩa là những trường hợp tài khoản bị yêu cầu bán bớt cổ phiếu đang giữ (margin-call); để đưa tỷ lệ số tiền vay/vốn bỏ ra về mức quy định. Trường hợp xấu hơn nữa là khi NĐT không bán theo yêu cầu mà giá cổ phiếu vẫn giảm; công ty chứng khoán sẽ thực hiện lệnh bán bắt buộc (force sell).
Lời kết
Việc dùng margin cũng như đang dùng con dao 2 lưỡi; mà dao 2 lưỡi thì chỉ nên dành cho những người thật sự có kinh nghiệm, sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Nếu bạn là người mới, lời khuyên tốt nhất là không sử dụng margin. Hãy tìm hiểu hoặc trao đổi kỹ với môi giới của mình để nắm rõ bước đi trong từng trường hợp cụ thể.
>>> XEM THÊM TIN MỚI:
Chứng chỉ quỹ là gì? Những lưu ý khi đầu tư chứng chỉ quỹ
Xu hướng kinh doanh 2025: Thay đổi và phát triển