Tìm hiểu về khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Tại sao phải cổ phần hóa? Nguyên nhân dẫn đến việc cổ phần? Bài viết bên dưới sẽ giúp bạn có câu trả lời. Cùng theo dõi nhé.
Thế nào là cổ phần hóa doanh nghiệp?
Cổ phần hóa là tên gọi của việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước thành các công ty cổ phần. Việc này được thực hiện với mục đích tránh gây mâu thuẫn với bộ phận cán bộ và nhân dân. Lo ngại về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.
Chính phủ Việt Nam đã có quyết định sẽ không bán các doanh nghiệp nhà nước cho các cá nhân. Mà thay vào đó sẽ tiến hành chuyển các doanh nghiệp này thành doanh nghiệp cổ phần. Tài sản của doanh nghiệp sẽ được chia thành các cổ phần bán cho cán bộ công nhân trong doanh nghiệp. Phần còn lại sẽ do Nhà nước sở hữu.
Tùy vào từng doanh nghiệp mà phần cổ phần do nhà nước sở hữu có thể nhiều hay ít. Có thể từ 0 – 100%. Từ đó mô hình này đã được thí điểm và ngày càng được áp dụng nhiều hơn. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ trong thời gian gần đây.
Tại sao cần cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước?
Có thể nói thực trạng chung của các doanh nghiệp nhà nước thường sẽ làm ăn thua lỗ. Dẫn đến mức khấu hao tài chính là rất lớn cho nhà nước. Chính vì vậy mà kể từ năm 1990 hình thức cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã ra đời. Trải qua 20 năm phát triển đã chính thức được áp dụng rộng rãi chính thức vào năm 2010. Việc này giúp cắt giảm được một lượng lớn mức chi phí đền bù thua lỗ mà nhà nước phải chịu từ các công ty kinh doanh của mình.
Việc cổ phần hóa tạo nên sự thúc đẩy trong sản xuất và kinh doanh của nhân viên trong các doanh nghiệp này. Thay vì hoạt động vì mục đích chung. Thì bây giờ họ sẽ lao động cho chính họ. Vì lợi nhuận của họ ứng với số vốn mà họ đã đầu tư. Bên cạnh đó, khi huy động được nguồn vốn của người lao động và nhân dân sẽ giảm bớt được gánh nặng tài chính cho các cơ quan nhà nước.
Trách nhiệm của việc cổ phần hóa là của người lãnh đạo và nhân viên. Từ đó họ sẽ được gắn chặt vào lợi ích của công ty. Do đó, trách nhiệm trong công việc sẽ nhiều hơn. Đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào vốn của các cơ quan nhà nước.
>>> Đọc thêm: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ – Phục hồi chống lại COVID-19
Nguyên nhân của việc cổ phần hóa
Bắt nguồn từ sự yếu kém của đội ngũ công nhân, cán bộ quản lý và trình độ công nghệ. Sự yếu kém này còn thể hiện ở kết cấu hạ tầng thấp kém của nền kinh tế và của mỗi doanh nghiệp. Công nghệ lạc hậu dẫn đến hậu quả tất yếu là sản phẩm kém chất lượng. Từ đó giá thành sản phẩm cao không thể cạnh tranh trên thị trường.
Tiếp đến là trình độ quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế và doanh nghiệp còn yếu kém. Hệ thống chính sách pháp luật quản lý cũng chưa hoàn chỉnh đồng bộ. Còn chồng chéo nhiều mâu thuẫn, hiệu lực thực hiện thấp gây khó khăn cho doanh nghiệp. Song, pháp luật còn nhiều kẽ hở chồng chéo không ổn định. Do đó nhà nước không thể nắm được thực trạng tài chính của các doanh nghiệp.
Những hạn chế của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Đối với bất cứ công việc nào cũng đều có hạn chế. Việc cổ phần hóa cho doanh nghiệp nhà nước cũng không ngoại lệ. Việc cổ phần hóa này đòi hỏi các doanh nghiệp phải:
- Đối với lãnh đạo doanh nghiệp: Do đã quen với việc được ưu đãi về quyền lợi và địa vị cá nhân. Điều này khiến cho các lãnh đạo doanh nghiệp khó có thể thích ứng được với công việc tự làm tự ăn khi cổ phần hóa. Ngoài ra còn tồn tại một vấn đề nữa đó là các lãnh đạo sở hữu một số vốn lớn sẽ chiếm lĩnh được một lượng lớn cổ phần. Đồng nghĩa với chu trình này có thể lặp lại.
- Đánh giá đúng doanh nghiệp nhà nước: Thực tế hiện nay không phải doanh nghiệp nhà nước nào cũng đều thua lỗ. Do vậy cần phải đánh giá đúng doanh nghiệp cần cổ phần hóa hay không. Có như vậy thì mới có thể giúp cho công việc này thực sự đạt hiệu quả cao.
- Hạn chế từ nhân viên công ty: Vừa là cơ hội mà đồng thời cũng là thách thức đối với nhân viên khi doanh nghiệp được cổ phần hóa. Bởi số vốn đầu tư ít ỏi sẽ khiến cho cơ hội để họ làm chủ tài chính không quá nhiều. Bởi tiềm ẩn rủi ro của công việc này quá lớn.