Cùng với sự phát triển của ngành du dịch, kinh doanh khách sạn trở thành một ngành dịch vụ hái ra bộn tiền. Tuy nhiên, có dễ dàng để kinh doanh thành công. Người mới bắt đầu cần làm gì để việc kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Nếu đây là điều bạn đang quan tâm thì tuyệt đối đừng bỏ qua bài viết này nhé. Cùng kinhtechiase.info tìm hiểu ngay nhé!
Thị trường khách sạn tại Việt Nam hiện nay
Sau 2 năm ảnh hưởng do đại dịch, thị trường kinh doanh khách sạn ở nước ta đang dần có sự khởi sắc. Nhiều số liệu thống kê cho thấy tốc độ phục hồi của ngành ngày nhanh hơn dự kiến. Cụ thể, các chủ đầu tư, chủ cơ sở kinh doanh đang dần cải thiện và có nhiều giải pháp thích ứng trong mọi hoàn cảnh. Họ đã chủ động nâng cao chất lượng dịch vụ và phương thức marketing để tiếp cận khách hàng tốt nhất.
Theo bà Võ Thị Khánh Trang – phó Giám Đốc Savills Việt Nam cho rằng: Ngành khách sạn trong năm 2022 đang có triển vọng phát triển mạnh, dự kiến có thể bùng nổ trong những năm tới. Cụ thể, các thương hiệu vận hành nổi tiếng đang dần tham gia vào thị trường chiếm hơn 70% như: Hilton, InterContinental, Fusion,… Dự kiến, đến cuối năm 2023 thị trường tại TP Hồ Chí Minh có thêm 2.500 phòng.
Bên cạnh đó, số liệu từ Tổ chức Du lịch Thế Giới cũng cho thấy thị trường sẽ hồi phục hoàn toàn trong năm 2024. Trong khi đó, Việt Nam có tỷ lệ tiêm phòng vacxin 2 mũi chiếm hơn 90% dân số. Bức tranh toàn cảnh ngành kinh doanh khách sạn của Việt Nam có khởi sắc và đầy triển vọng trong thời gian tới. Đây là một thị trường rất đáng để đầu tư đấy.
Những yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh khách sạn
Đặc thù ngành kinh doanh khách sạn phục vụ cho con người. Để có thể kinh doanh hiệu quả, bạn cần phải xem xét nhiều yếu tố như:
– Yếu tố về con người: Đây là yếu tố quyết định sự thành công của ngành này. Sự hài lòng của khách hàng được tạo nên bởi thái độ phục vụ chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên. Họ là người giao tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, vì thế cần có kỹ năng giải quyết tình huống tốt.
– Yếu tố liên quan đến địa điểm kinh doanh: Phụ thuộc vào đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn sẽ lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp. Ngược lại, địa điểm tốt sẽ giúp tạo ra giá trị cao hơn. Ví dụ, khách sạn có view đẹp tại các khu du lịch, khách sạn nằm ở trung tâm thành phố,… Những địa điểm này sẽ có lượng khách hàng đông hơn và giá cả cũng cao hơn các khu vực khác.
– Yếu tố về cơ sở vật chất: Đây cũng là một trong các tiêu chí để phân loại thứ hạng khách sạn (4 sao, 5 sao,…). Tùy vào nguồn vốn hiện có để bạn có thể đầu tư vào cơ sở chỉnh chu nhất; đảm bảo sẽ đáp ứng được nhu cầu của từng phân khúc khách hàng.
– Yếu tố liên quan đến công nghệ: Ở thời điểm hiện tại, công nghệ gần như đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Do đó, nếu bạn ứng dụng tốt công nghệ như quản lý bằng hệ thống, cho phép đặt phòng online,… sẽ giúp khách hàng thực hiện thao tác nhanh và dễ dàng hơn.
Đọc thêm!
Kinh nghiệm xương máu dành cho các bạn khi muốn kinh doanh khách sạn
Nghiên cứu thị trường trước khi bắt đầu kinh doanh
Nghiên cứu thị trường là bước quan trọng cần làm trước khi bắt tay vào đầu tư kinh doanh. Việc này giúp bạn xác định được mô hình kinh doanh phù hợp với thị hiếu khách hàng hiện tại. Ví dụ, bạn nhận thấy giới trẻ có xu hướng đi du lịch nhiều và họ rất thích check in hình ảnh đăng lên mạng xã hội. Từ đó, bạn tạo ra mô hình kinh doanh homestay; bạn trang trí bắt mắt và có concept độc đáo để khách hàng thoải mái check in.
Kinh doanh khách sạn cần bao nhiêu vốn?
Tiếp theo sẽ là bước chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh. Nhờ vào việc khảo sát thị trường bạn sẽ chọn được một số thị trường ngách nhất định. So sánh điểm mạnh điểm yếu và sở thích cá nhân bạn sẽ chọn ra mô hình kinh doanh cụ thể. Từ đó, có thể xác định được nguồn vốn cần thiết để thực hiện.
Ví dụ, bạn có nguồn vốn lớn có thể đầu tư những mô hình kinh doanh khách sạn cao cấp. Chú trọng vào đầu tư cơ sở vật chất hiện đại nhất. Còn ngược lại, với nguồn vốn eo hẹp. Bạn sẽ đầu tư những mô hình nhỏ, chủ yếu phục vụ giới trẻ. Các mô hình kinh doanh có sự mới lạ và khác biệt để thu hút khách hàng.
Kinh doanh khách sạn cần xác định rõ mô hình
Một trong những kinh nghiệm giúp kinh doanh khách sạn hiệu quả đó là xác định được mô hình khách sạn phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu. Từ đó, các bước tiếp theo như trang trí, dịch vụ tiêu chuẩn, các dịch vụ cung cấp khác,… sẽ được thực hiện trơn tru hơn.
Trả lời một số câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn xác định mô hình kinh doanh phù hợp:
– Bạn hài lòng với nơi lưu trú nào?
– Nơi lưu trú nào khiến bạn thấy thất vọng?
– Tại sao bạn có cảm giác như vậy?
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo những nguồn tài liệu trên internet như: các trang đánh giá nhà nghỉ/ khách sạn; diễn đàn trực tuyến; các hội nhóm review,…
Đọc ngay!
TỔNG HỢP A => Z CHIẾN LƯỢC KINH DOANH KHÁCH SẠN HIỆU QUẢ
Tạo ra những điểm khác biệt và nổi bật về dịch vụ của riêng mình
Về bản chất, kinh doanh khách sạn nhà nghỉ chính là cung cấp cho khách hàng một nơi lưu trú. Vậy làm sao để khách hàng lựa chọn địa điểm kinh doanh của bạn? Đó chính là sự khác biệt trong trải nghiệm mà chỉ có bạn mang lại.
Giữa muôn ngàn các lựa chọn khác nhau của khách hàng. Bạn phải tập trung vào một điểm mạnh nhất để tạo sự khác biệt so với những đối thủ ngoài kia. Có thể là: khách sạn trang trí đẹp mắt; dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất; giá cả hợp lý nhất; có chỗ đậu xe rộng rãi, nhiều dịch vụ hỗ trợ đặc biệt,…
Liên tục đổi mới, nâng cao trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng
Dù cho bạn đã có một lượng khách hàng trung thành nhất định. Nhưng với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thì việc không ngừng đổi mới và nâng cao trải nghiệm dịch vụ của khách hàng là vô cùng cần thiết.
Bởi nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, họ không dừng lại ở việc cần 1 chỗ nghỉ ngơi. Họ sẽ mong muốn thêm các dịch vụ bổ sung như: dịch vụ ăn uống, dịch vụ giặt ủi quần áo, phương tiện di chuyển, dịch vụ giải trí, phòng tập gym, hồ bơi, gửi xe,…
Kinh doanh khách sạn phải chú trọng vào đào tạo nhân viên
Nhân viên là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Đây chính là yếu tố hàng đầu quyết định xem khách hàng có hài lòng về khách sạn hay không? Do đó, bản thân mỗi nhân viên phải có thái độ làm việc chuyên nghiệp; có thể xử lý những tình huống bất ngờ một cách khéo léo;… khiến cho khách hàng cảm thấy hài lòng và thoải mái.
Đứng dưới góc độ của người quản lý kinh doanh, bạn cần không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ bằng cách thường xuyên đào tạo nhân viên. Có những phần thưởng xứng đáng cho sự cống hiến nhiệt tình của họ.
Lời kết
Trên đây là một số chia sẻ giúp kinh doanh khách sạn được đúc kết từ những người đã kinh qua. Bạn có thể tham khảo và chọn lọc những kinh nghiệm phù hợp giúp việc kinh doanh của mình hiệu quả hơn. Chúc bạn sớm thành công nhé.
Đọc ngay các bài viết hot khác ngay dưới đây nhé!
Những xu hướng kinh doanh mới, độc lạ trên thế giới
Có 800 triệu nên đầu tư gì để “tiền đẻ ra tiền” hiệu quả nhanh chóng