Mỹ được xem là quốc gia thú hút vốn đầu tư nước ngoài cao nhất thế giới. Đồng thời đây cũng là đất nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới. Với mũi nhọn là ngành xuất khẩu hàng hóa. Mỹ hoàn toàn đủ khả năng tự cung tự cấp. Thế nhưng họ vẫn muốn mở rộng cửa giao thương với thế giới. Qua bài viết này sẽ trình bày một số nét ưu việt khi kinh doanh ở Mỹ. Đồng thời giải thích tại sao kinh doanh trên đất Mỹ lại dễ thành công.
Công bằng trong hệ thống pháp luật
Đây được xem là một trong những điểm mạnh của Mỹ so với các quốc gia khác. Kể từ khi thành lập, Mỹ đã có vai trò độc đáo và uy tín. Họ là đất nước đầu tiên được sáng lập dựa trên nguyên tắc tự trị. Bác bỏ chế độ quân chủ, những người sáng lập đã tạo ra một chính phủ liên bang với 3 chi nhánh riêng biệt. Gồm hành pháp, lập pháp, tư pháp. Các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng lợi từ một môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch cũng như không phân biệt đối xử.
Kinh doanh ở Mỹ, các nhà đầu tư sẽ được tự do chuyển nhượng vốn, lợi nhuận, cơ sở hạ tầng vật chất, tài chính… Không phân biệt đối xử trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến đầu tư. Ngoài ra, họ không có cơ quan kiểm tra bắt buộc để xem xét, phê duyệt đầu tư nước ngoài. Không giống với các quốc gia khác, Mỹ không có quy định “đầu tư tối thiểu cần thiết” hoặc những quy tắc khác.
Thủ tục đăng ký và thành lập công ty kinh doanh ở Mỹ đơn giản
Các công ty nước ngoài có thể thành lập nhiều loại hình công ty. Như chi nhánh, công ty con của công ty nước ngoài, công ty TNHH, công ty liên doanh,… Tùy theo luật mỗi bang cho phpes và tùy theo loại hình kinh doanh của doanh nghiệp muốn kinh doanh ở Mỹ.
Tuy nhiên, thông thường người ta sẽ chọn công ty cổ phần TNHH. Cơ cấu tổ chức ổn định tương đối lâu dài và còn khả năng hùn vốn bằng cách bán cổ phiếu và trái phiếu. Hầu hết các công ty của Mỹ đều mang danh viết tắt là Corp (công ty cổ phần) hoặc Inc (trách nhiệm hữu hạn). Đây được xem như một phần của tên giao dịch.
Hợp đồng lao động linh hoạt
Hợp đồng lao động thể hiện ý chí tự do của hai bên. Bên sử dụng lao động và bên lao động. Hợp đồng giúp cả hai bên đều công bằng trước pháp luật. Sức lao động cũng là một loại hàng hóa “thuận mua vừa bán”. Pháp luật bảo vệ sự thỏa thuận ban đầu của hai bên. Do đó, doanh nghiệp được tự do tuyển dụng nhân sự phù hợp với tổ chức của mình.
Dạng hợp đồng thứ nhất là “At-Will” tức là hợp đồng lao động tự nguyện giữa hai bên. Đây được xem là dạng hợp đồng chính được sử dụng nhiều tại Mỹ. Dành cho đa số các công ty và hãng, xưởng. Dạng hợp đồng này cho phép người chủ cho công nhân nghỉ việc hay khai trù nhân viên mà không cần lý do.
Dạng thứ hai là “Just Cause” chỉ cho phép người chủ sa thải nhân viên khi có lý do chính đáng. Loại hợp đồng “Just Cause” này thường thấy ở các công ty lớn và lâu đời tại Mỹ. Hoặc cũng có thể thấy trong những hợp đồng lao động do công đoàn đại diện ký. Khi ký hợp đồng với công đoàn, người chủ hay quản lý công ty hoàn toàn không thể sa thải nhân viên nếu không có lý do thỏa đáng.
Mỹ rất coi trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đa số các nhà nghiên cứu đều đánh giá rằng, việc bắt đầu kinh doanh ở Mỹ sẽ tương đối dễ dàng. Bởi những quy định rất đơn giản về thủ tục đăng ký kinh doanh. Bên cạnh hệ thống đăng ký kinh doanh, nhà nước thiết lập cơ chế xin giấy phép và chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền. Các thủ tục này rất rõ ràng và cụ thể để kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tại Mỹ có 2 hệ thống cấp phép. Đó là giấy phép và sự chấp thuận của Liên Bang, Giấy phép và sự chấp thuận của tiểu bang. Hai hệ thống này tồn tại song song và chi phối đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài những điều kiện kinh doanh này. Ở mỗi bang sẽ tùy từng thời kỳ khác nhau, doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng các điều kiện khác mà cơ quan quản lý đưa ra. Chẳng hạn như vốn pháp định (bang Delaware, bang New York), chứng minh khoản nợ của doanh nghiệp (Columbia)…
Tuy có sự khác biệt giữa các bang. Tuy nhiên việc thành lập công ty kinh doanh ở Mỹ tương đối dễ dàng và nhanh chóng. Cơ quan chịu trách nhiệm đăng ký kinh doanh ở các bang khác nhau. Có thể là sở thương mại hoặc văn phòng phát triển doanh nghiệp. Hoặc thậm chí được phân cấp cho quận.