• Mới nhất
  • Nổi bật
  • All
Kinh tế Việt Nam 2021 có thể không đạt được mức tăng trưởng như năm 2020

Kinh tế Việt Nam 2021 có thể không đạt được mức tăng trưởng như năm 2020

Noel ăn gì? Top các món không thể thiếu trong dịp Giáng sinh

Noel ăn gì? Top các món không thể thiếu trong dịp Giáng sinh

Top những cách bán hàng trên Instagram hiệu quả nhất 2023

Top những cách bán hàng trên Instagram hiệu quả nhất 2023

Hà Nội Landmark 51 - Chốn an cư lý tưởng cho tổ ấm gia đình

Hà Nội Landmark 51 – Chốn an cư lý tưởng cho tổ ấm gia đình

Ông già Noel có thật không? Cùng tìm hiểu nguồn gốc nhé

Ông già Noel có thật không? Cùng tìm hiểu nguồn gốc nhé

Có vốn 200 triệu kinh doanh gì ở nông thôn thời điểm này?

Có vốn 200 triệu kinh doanh gì ở nông thôn thời điểm này?

Đếm ngược đến Tết nguyên đán 2023, xem lịch nghỉ Tết chính thức

Đếm ngược đến Tết nguyên đán năm 2023, xem lịch nghỉ Tết chính thức

Căn hộ Nhật Nam Plaza - Thăng hoa giá trị sống

Căn hộ Nhật Nam Plaza – Thăng hoa giá trị sống

Nhật Nam Plaza - Hơn cả một chốn an cư lý tưởng

Nhật Nam Plaza – Hơn cả một chốn an cư lý tưởng

Sông Đà Nhật Nam

Sông Đà Nhật Nam có phải là sự lựa chọn hoàn hảo cho nhà đầu tư ?

Tập đoàn Sông Đà Nhật Nam - Hành trình chinh phục đỉnh cao vinh quang

Tập đoàn Sông Đà Nhật Nam – Hành trình chinh phục đỉnh cao vinh quang

Đầu tư lướt sóng là gì? Đâu là các nguyên tắc đầu tư để sinh lợi an toàn và hiệu quả?

Đầu tư lướt sóng là gì? Đâu là các nguyên tắc đầu tư để sinh lợi an toàn và hiệu quả?

vốn 100 triệu kinh doanh gì

Vốn 100 triệu kinh doanh gì sinh lời nhanh, tiềm năng nhất năm 2023

Thứ Tư, Tháng Hai 1, 2023
Tổng hợp xu hướng kinh doanh, tin tức bất động sản
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
    • Doanh nghiệp
  • Chứng Khoán
    • Trái Phiếu
    • Cổ Phiếu
  • Bất Động Sản
  • Công Nghệ
  • Cổ Phần Doanh Nghiệp
  • Infographic
  • Kinh nghiệm kinh doanh
  • Kinh nghiệm đầu tư
Tổng hợp xu hướng kinh doanh, tin tức bất động sản
No Result
View All Result

Trang chủ » Tin tức » Kinh tế Việt Nam 2021 có thể không đạt được mức tăng trưởng như năm 2020

Kinh tế Việt Nam 2021 có thể không đạt được mức tăng trưởng như năm 2020

trong Tin Tức
0
Kinh tế Việt Nam 2021 có thể không đạt được mức tăng trưởng như năm 2020
0
SHARES
22
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
Rate this post
TGVN. VEPR nhận định, nếu dịch Covid-19, đặc biệt với biến thể mới, diễn biến phức tạp ở trong nước; khiến hoạt động kinh tế nội địa bị gián đoạn; kinh tế Việt Nam 2021 có thể không đạt được mức tăng trưởng của năm 2020.

Trong bản Báo cáo Kinh tế Vĩ mô quý IV và cả năm 2020, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý IV/2020 đạt mức 4,48%, cao hơn so với quý III/2020 (2,62%). Tính chung năm 2020, GDP Việt Nam tăng 2,91%, mức tăng trưởng dương; thuộc nhóm tốt nhóm tốt nhất so với các nước trong khu vực và quốc tế; trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều trắc trở và khó khăn

Theo VEPR, với điều kiện Covid-19 tiếp tục được khống chế ổn định ở trong nước và kinh tế thế giới bắt đầu khởi sắc do các biện pháp phong tỏa được dần gỡ bỏ, chúng tôi dự kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể đạt mức tăng trưởng trong khoảng 5,6 – 5,8%.

Tuy nhiên, nếu dịch Covid-19, đặc biệt với biến thể mới; diễn biến phức tạp ở trong nước khiến hoạt động kinh tế nội địa bị gián đoạn; thì năm 2021 có thể không đạt được mức tăng trưởng của năm 2020.

Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021

VEPR cho hay, dựa vào những yếu tố tích cực cũng như tiêu cực đang tác động lên nền kinh tế Việt Nam hiện nay; có hai kịch bản kinh tế Việt Nam năm 2021.

Kịch bản cơ sở: Trong kịch bản này, bệnh dịch không lan rộng trong nước trong phần lớn thời gian của năm; và hoạt động kinh tế nội địa tiếp hoạt động bình thường; với sự dần trở lại trạng thái bình thường của kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế – tài chính quan trọng trên thế giới có thể tái xuất hiện cục bộ trên quy mô nhỏ ở một số quốc gia.

Theo đó, mức độ tác động của Covid-19 lên các ngành nông lâm ngư nghiệp, sản xuất chế biến chế tạo và các ngành trong khu vực dịch vụ sẽ không nghiêm trọng hơn so với năm 2020. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 5,6-5,8%.

Kịch bản bất lợi: Ở kịch bản này, dịch Covid-19 trong nước bùng phát với biến thể mới của virus SARS-CoV-2 trong năm 2020; khiến hoạt động kinh tế bị gián đoạn. Đồng thời, bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế-tài chính quan trọng trên thế giới không có nhiều cải thiện; dù các nỗ lực đưa vaccine ngừa Covid-19 vào đời sống đã diễn ra; nhưng hiệu quả tới người dân chưa đạt quy mô lớn.

Bên cạnh đó, việc đi lại trên thế giới chưa phục hồi. Do đó, dịch vụ lưu trú và ăn uống không có động lực hồi phục do thiếu khách du lịch nước ngoài; trong khi nhu cầu trong nước với các loại hình dịch vụ này cũng bị hạn chế; do tình trạng hạn chế đi lại và sinh hoạt do bệnh dịch.

Ngoài ra, hệ thống doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực tư nhân, bắt đầu bộc lộ những tổn thương lớn do khả năng chống chọi dần suy kiệt. Đầu tư công tiếp tục được thúc đẩy nhằm hỗ trợ tổng cầu. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 1,8-2,0%.

“Chúng tôi vẫn nghiêng về kịch bản cơ sở hơn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam nhiều khả năng sẽ đạt mức tăng trưởng trong khoảng 5,6-5,8% trong cả năm 2021. Lưu ý rằng, cả 2 kịch bản nêu trên đều giả định hệ thống y tế trong nước vẫn chống chọi được với dịch bệnh trong nước. Nếu quy mô dịch bệnh vượt quá tải của hệ thống y tế; thì các nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề; khó dự báo được hậu quả sẽ ra sao”, VEPR nhấn mạnh.

>>> XEM THÊM: Dư chấn khủng hoảng kinh tế 2008 & Cách chọn kênh đầu tư an toàn

Khuyến nghị chính sách cho Việt Nam

Kinh tế Việt Nam 2021 có thể không đạt được mức tăng trưởng như năm 2020
Kinh tế Việt Nam 2021 có thể không đạt được mức tăng trưởng như năm 2020
VEPR cho hay, trong 2020, Ngân hàng nhà nước đã 3 lần hạ các công cụ lãi suất điều hành. Bên cạnh đó, gói hỗ trợ tín dụng 250 nghìn tỷ Việt Nam đồng (VND) vẫn đang được các ngân hàng thương mại triển khai. Tuy nhiên, không gian chính sách không còn rộng rãi như vậy trong năm 2021. Điều này khiến chính sách vĩ mô nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; và an sinh xã hội sẽ gặp nhiều hạn chế hơn.

Các chính sách an sinh xã hội vẫn cần được ưu tiên hàng đầu; và cần phải được tiếp tục triển khai nhanh chóng, đúng đối tượng; trước khi người dân rơi vào những bi kịch không đáng có. Đặc biệt, việc thực thi chính sách cần quan tâm hơn đến lao động trong khu vực phi chính thức bởi nhóm này chiếm một tỷ trọng lớn; dễ tổn thương, chịu tác động nặng nề nhất; và đang khó tiếp cận các chính sách hỗ trợ.

Trong khi đó, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng cần tiếp tục được thực hiện theo hướng khẩn trương; tập trung, đúng đối tượng và thực chất hơn, theo sát với nhu cầu của doanh nghiệp. Việc khoanh/ngưng, miễn giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp như lãi vay, tiền thuê đất cần tiếp tục được triển khai; bên cạnh đó cần cân nhắc cắt giảm kinh phí công đoàn để hỗ trợ doanh nghiệp. Với nhóm doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hoặc có hướng chuyển đổi hiệu quả; nên khuyến khích tín dụng, tạo điều kiện về môi trường thể chế và chính sách ngành.

Trên phương diện sản xuất, cả khi bệnh dịch trong nước được kiểm soát hoàn toàn; thì nhiều ngành dịch vụ và sản xuất hướng ra xuất khẩu; có thể sẽ còn gặp khó khăn lâu dài một khi bệnh dịch còn chưa hoàn toàn biến mất ở các khu vực kinh tế-tài chính quan trọng trên thế giới.

Do vậy, đẩy nhanh đầu tư công, đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia, đã được phê duyệt; và đã được bố trí vốn thực hiện trong các tháng còn lại của năm; là việc nên làm để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Việc chia nhỏ ra làm nhiều gói thầu; và thực hiện rải rác ở nhiều địa phương để tạo sự lan tỏa tốt hơn cũng có thể được cân nhắc.

Đồng thời, cắt giảm ngân sách thường xuyên tối thiểu 10% nên được thực hiện một cách cương quyết; nhằm dành nguồn lực cho việc khắc phục những hậu quả do bệnh dịch gây ra; đồng thời chia sẻ với nhân dân cả nước trong giai đoạn khó khăn.

VEPR cũng nhấn mạnh, chính sách tiền tệ, cụ thể là công cụ lãi suất trong năm 2021 sẽ giảm hiệu quả đáng kể. Đặc biệt, cần lưu ý tình trạng bong bóng tài sản đang hình thành trên thị trường chứng khoán; và thị trường bất động sản.

Trong mọi tình huống, ổn định kinh tế vĩ mô; cụ thể là lạm phát, lãi suất và tỷ giá cần được duy trì ổn định; là hết sức cần thiết để chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi sau bệnh dịch. Đa dạng hóa thị trường xuất/nhập khẩu cũng cần được chú trọng hơn nữa; nhằm tránh phụ thuộc nặng nề vào một số đối tác kinh tế lớn.

Đặc biệt, dù có chậm trễ, Việt Nam nên từng bước xây dựng đệm tài khóa để phòng chống những cú sốc kiểu Covid-19; hoặc những diễn biến bất ngờ của chính bệnh dịch này, trong những năm tới.

Theo: baoquocte.vn

    TÌM HIỂU HÌNH THỨC ĐẦU TƯ SINH LỜI CỰC HIỆU QUẢ NGAY TẠI ĐÂY!

    VsetGroup



    Nội dung câu hỏi của bạn

    ShareTweetShare
    Bài viết trước

    Cách kiếm tiền từ đầu tư cổ phiếu như thế nào cho người mới?

    Bài kế tiếp

    Có 200 triệu nhàn rỗi nên làm gì để tạo ra lợi nhuận trong thời điểm này?

    Bài kế tiếp
    Có 200 triệu nhàn rỗi nên làm gì để tạo ra lợi nhuận trong thời điểm này?

    Có 200 triệu nhàn rỗi nên làm gì để tạo ra lợi nhuận trong thời điểm này?

    • Nổi bật
    • Bình luận
    • Mới nhất
    Lời chúc năm mới hay nhất tặng đồng nghiệp và người thân

    Lời chúc năm mới hay nhất tặng đồng nghiệp và người thân

    Đếm ngược đến Tết nguyên đán 2023, xem lịch nghỉ Tết chính thức

    Đếm ngược đến Tết nguyên đán năm 2023, xem lịch nghỉ Tết chính thức

    tiktok shop là gì?

    TikTok Shop là gì? Hướng dẫn cách bán hàng và đăng ký từ A-Z

    Ưu nhược điểm của trái phiếu cổ phiếu

    Ưu nhược điểm của cổ phiếu trái phiếu

    Noel ăn gì? Top các món không thể thiếu trong dịp Giáng sinh

    Noel ăn gì? Top các món không thể thiếu trong dịp Giáng sinh

    0
    Có 500 triệu đầu tư gì để sinh lời hiệu quả và nhanh chóng

    Có 500 triệu đầu tư gì để sinh lời hiệu quả và nhanh chóng

    0
    mua cổ phần công ty như thế nào

    Mua cổ phần công ty như thế nào?

    0
    Có nên mua cổ phần không?

    Có nên mua cổ phần không?

    0
    Noel ăn gì? Top các món không thể thiếu trong dịp Giáng sinh

    Noel ăn gì? Top các món không thể thiếu trong dịp Giáng sinh

    Top những cách bán hàng trên Instagram hiệu quả nhất 2023

    Top những cách bán hàng trên Instagram hiệu quả nhất 2023

    Hà Nội Landmark 51 - Chốn an cư lý tưởng cho tổ ấm gia đình

    Hà Nội Landmark 51 – Chốn an cư lý tưởng cho tổ ấm gia đình

    Ông già Noel có thật không? Cùng tìm hiểu nguồn gốc nhé

    Ông già Noel có thật không? Cùng tìm hiểu nguồn gốc nhé

    Tags

    Cổ phần doanh nghiệp dau tu gi giáng sinh kinh doanh mua co phan doanh nghiep phu nu kinh doanh tin tức thị trường bất động sản tết tết dương lịch xu hướng kinh doanh Xu hướng đầu tư ý tưởng kinh doanh Đầu tư

    banner

    Tổng hợp xu hướng kinh doanh, tin tức bất động sản

    Copyright © 2020 Kinhtechiase.info

    Tạp chí điện tử, xu hướng kinh doanh, tin tức bất động sản

    Theo dõi chúng tôi

    No Result
    View All Result
    • Trang Chủ
    • Tin Tức
      • Doanh nghiệp
    • Chứng Khoán
      • Trái Phiếu
      • Cổ Phiếu
    • Bất Động Sản
    • Công Nghệ
    • Cổ Phần Doanh Nghiệp
    • Infographic
    • Kinh nghiệm kinh doanh
    • Kinh nghiệm đầu tư

    Copyright © 2020 Kinhtechiase.info