Tình trạng lạm phát luôn là một vấn đề mà các nhà lãnh đạo đứng đầu mỗi quốc gia luôn phải đau đầu. Khi tình hình lạm phát tăng vượt quá mức kiểm soát lúc này đồng tiền trở nên mất giá, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Dẫn đến lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng trở về mức âm. Vậy lạm phát là gì? nguyên nhân dẫn đến lạm phát là do đâu? Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng giải đáp thắc mắc trên nhé.
Lạm phát là gì?
Lạm phát là sự gia tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ. Khiến cho đồng tiền liên tục bị mất giá và sẽ mua được ít hàng hóa hơn so với trước. Lãi suất gửi tiết kiệm thì sụt giảm nặng nề, lãi suất vay từ đó cũng giảm theo. Xu hướng xã hội sẽ đổ dồn đi vay tiền với lãi suất thấp mà không gửi tiền ngân hàng nữa. Hậu quả khiến đồng tiền ngày càng mất giá không phanh. Ngoài ra lạm phát còn được xem là sự giảm giá trị của tiền tệ quốc gia này so với tiền tệ của các quốc gia khác.
Ta có thể hiểu nôm na rằng:
- Đối với định nghĩa thứ nhất thì lạm phát của một loại tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia
- Đối với định nghĩa thứ hai thì làm phát của một loại tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó
Các mức độ lạm phát:
- Lạm phát tự nhiên: 0 – 10%
- Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%
- Siêu lạm phát: trên 1000%
Tình hình lạm phát ở Việt Nam
Tại Hội thảo do Viện Kinh tế tài chính tổ chức ngày 4/1/2022, các chuyên gia kinh tế dự báo chỉ số CPI năm 2022 dự kiến ở mức 3,7%. Lý giải điều này, ông Nguyễn Bá Minh cho rằng: Chỉ số đã chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid 19 và những xung đột chính chính tại một số quốc gia trên thế giới. Những điều này là cho chuỗi cung ứng bị ngắt quãng nghiêm trọng trong thời gian dài. Nhìn chung sẽ gây ra áp lực lạm phát và làm cho nền kinh tế 2022 chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Đức Độ – TS.Học viện Tài chính cũng cho rằng: Trong năm 2022, CPI nên duy trì ở mức thấp, chỉ số GDP duy trì mức tăng trưởng 6,5% hoặc thậm chí lên đến 9%. Khi kinh tế năm 2022 dần hồi phục, cùng với sự tác động của các gói kích thích và hỗ trợ kinh tế. Tỷ lệ lạm phát sẽ sẽ có xu hướng tăng dần lên. Cùng với nhu cầu đầu tư và tiêu dùng tăng lên sẽ gây sức ép không nhỏ lên giá cả thị trường.
Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất
Tỷ lệ lạm phát và lãi suất có mối quan hệ gì? Trên thực tế, mức lãi suất của các quốc gia trên thế giới sẽ khác nhau, và nó phụ thuộc vào sự điều chỉnh của ngân hàng trung ương từng quốc gia. Tuy nhiên, tất cả đều chịu ảnh hưởng của sự điều chỉnh lãi suất từ cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ – hay thường gọi là FED.
Cụ thể, cục dự trữ liên bang Mỹ ấn định hoặc điều chỉnh lãi suất sẽ làm cho thị trường tài chính toàn cầu giao động. Chúng ta có thể hiểu mối quan hệ của lãi suất và lạm phát đơn giản như sau:
Khi ngân hàng trung ương giảm lãi suất, điều này sẽ khiến dòng tiền chảy từ ngân hàng đến các nhà đầu tư, nhà kinh doanh. Vì lãi suất thấp, họ có thể dễ dàng tiếp cận các khoản vay, từ đó làm cho lượng lớn tiền đổ ra ngoài thị trường. Bên cạnh đó, lãi suất thấp làm cho người dân cũng không mấy hào hứng đem tiền đi gửi tiết kiệm. Dòng tiền nhiều, người dân có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, hàng tăng giá, lạm phát cũng tăng theo.
Ngược lại, khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất, dòng tiền sẽ bị siết chặt lại. Người dân có xu hướng gửi tiền tiết kiệm hơn là đầu tư và gánh chịu rủi ro. Lúc này, tỷ lệ lạm phát cũng được siết lại. Và nhà nước dùng cách này để điều tiết thị trường, hạn chế lạm phát.
Ảnh hưởng của lạm phát đến lãi suất gửi tiết kiệm
Ảnh hưởng chung
Khi lạm phát xảy ra điều đầu tiên chúng ta có thể thấy được đó là mức giá chung tăng lên. Mỗi đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn. Gây ảnh hưởng đến những đối tượng có thu nhập cố định. Ví dụ như những người về hưu thường tụt hậu so với lạm phát. Hoặc những người làm công ăn lương. Tuy nhiên lại giúp cho các đối tượng mà sở hữu tài sản vật chất, chẳng hạn như bất động sản, chứng khoán,… được hưởng lợi từ giá/giá trị cổ phần của họ đi lên.
Ảnh hưởng tiêu cực
Ảnh hưởng đến lãi suất
Lạm phát tại một quốc gia mà xảy ra cao và triền miên không kiểm soát được thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, chính trị, văn hóa. Và cũng tác động tiêu cực đến lãi suất vay và lãi suất gửi tiết kiệm. Ví dụ là một khách hàng có khoản nợ ngân hàng được tính theo lãi suất danh nghĩa cố định và lãi suất này sẽ được tính như sau:
- Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát
Cụ thể là khi tỷ lệ lạm phát là 5% một khoản vay với lãi suất danh nghĩa 7% sẽ có một tỷ lệ lãi suất thực tế khoảng 2%. Vậy nên hầu hết các ngân hàng đều điều chỉnh rủi ro lạm phát cho các khoản vay với lãi suất cố định hoặc lãi suất điều chỉnh.
Ảnh hưởng đến thu nhập thực tế
Thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với lạm phát. Đó là khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi. Thì Thu nhập thực tế sẽ giảm dần theo tỷ lệ nghịch với lạm phát
Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị của các tài sản không sinh lãi mà còn làm giảm giá trị của tài sản có lãi theo thời gian. Nghĩa là làm giảm thu nhập thực từ các khoản gửi tiết kiệm và các khoản lợi tức. Đây được cho là chính sách thuế của nhà nước được tính dựa trên thu nhập danh nghĩa.
>>> Có thể bạn chưa biết: So sánh trái phiếu và gửi tiết kiệm về an toàn sinh lợi trong năm 2021
Lạm phát và lãi suất nên được duy trì như thế nào?
Lạm phát và lãi suất luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tỷ lệ lạm phát thay đổi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự ổn định và phát triển đến nền kinh tế. Chính vì thế, việc duy trì lạm phát ở mức ổn định là mục tiêu được các chiến lược gia quan tâm hàng đầu. Vậy, tỷ lệ này sẽ được duy trì như thế nào?
Thông thường, mức lãi suất sẽ luôn được duy trì cao hơn tỷ lệ lạm phát hàng năm một chút. Điều này sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển từ từ và ổn định.
Cách để kiểm soát lạm phát
Có nhiều phương pháp và chính sách đã và đang được sử dụng để kiểm soát lạm phát. Bao gồm:
+ Giảm lượng tiền giấy lưu thông để giảm bớt lượng nhàn rỗi dư thừa.
+ Phát hành trái phiếu.
+ Tăng lãi suất tiền gửi.
+ Giảm sức ép lên giá cả, hàng hóa dịch vụ…
Những biện pháp trên sẽ là những cách hiệu quả nhất để kiểm soát tình hình lạm phát của chính phủ, nhà nước đề ra. Còn đối với người dân chúng ta nên lựa chọn biện pháp khôn ngoan để đương đầu với lạm phát. Nếu tình hình lãi suất gửi tiết kiệm bị phụ thuộc vào quá trình lạm phát. Vậy bạn nên lựa chọn một hình thức gửi tiền khác với lãi suất cao hơn lãi ngân hàng. Đồng thời không bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế của nhà nước.
Câu trả lời đó chính là đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp. Đây là một hình thức bạn cho doanh nghiệp vay vốn và trả lãi theo mức lãi suất được kí kết dựa trên hợp đồng. Và trong suốt quá trình hợp đồng diễn ra thì mức lãi suất sẽ hoàn toàn không thay đổi.
Ngoài ra, đầu tư trái phiếu còn là kênh ít rủi ro và an toàn cho nhà đầu tư. Cách thức tham gia đơn giản, không cần phải có nhiều kiến thức an hiểu thị trường. Chính vì thế, ai cũng có thể tham gia đầu tư trái phiếu. Hãy để tiền nhàn rỗi của bạn vào đúng chỗ để chúng sinh lời một cách tốt nhất nhé.
Lạm phát nên đầu tư gì an toàn?
Đầu tư vàng
Vàng luôn là kênh được lựa chọn hàng đầu để tránh lạm phát của mọi người. Mỗi khi có sự bất ổn về tình hình kinh tế, xã hội, chính trị hay chiến tranh. Mọi người đều đổ xô mua vàng để giữ gìn tài sản của mình. Khiến giá vàng nhanh chóng tăng vọt. Giống như sự kiện chiến tranh Nga và Ukraine trong đầu năm 2022. Những người nắm bắt thông tin trước có thể mua vàng dự trữ đón đầu con sóng vàng đợt rồi. Và bán ra khi vàng đạt đỉnh trên 70 triệu đồng.
Đầu tư bất động sản
Đầu tư bất động sản là một kênh đầu tư an toàn để tránh lạm phát. Theo thời gian dài, giá đất sẽ ngày càng tăng hơn vì nhu cầu về đầu tư và nhà ở. Đặc biệt là đất thổ cư và đất dự án. Nếu bạn có số tiền lớn từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng có thể suy nghĩ đến việc đầu tư bất động sản. Nắm giữ một miếng đất thổ cư ở vùng ven các đô thị và chờ thời gian quá trình đô thị hóa diễn ra sẽ làm tăng giá trị của miếng đất.
Đầu tư chứng khoán
Đầu tư chứng khoán là một kênh đầu tư sinh lời tốt. Vì lãi suất từ kênh này luôn cao hơn ngân hàng và lạm phát. Đặc biệt, đối với những nhà đầu tư lướt sóng có nhiều kinh nghiệm trên thị trường. Có thể nắm bắt tình hình thị trường và tham gia mua vào khi bắt đầu của một con sóng lớn. Từ đó có thể gia tăng tài sản của mình rất nhiều lần. Tuy nhiên, nếu không có nhiều kinh nghiệm đầu tư chứng khoán và sợ rủi ro. Bạn có thể lựa chọn gửi tiền cho các quỹ tiền tệ đầu tư chứng khoán để họ đầu tư thay bạn.
Đầu tư tiền tệ
Đầu tư tiền tệ là kênh đầu tư mua và nắm giữ các đồng ngoại tệ. Để tránh được lạm phát tại Việt Nam, các bạn có thể mua và dự trữ đồng ngoại tệ của các quốc gia đang có nền kinh tế phát triển ổn định và tăng nhanh hơn Việt Nam. Một số đồng ngoại tệ thường được lựa chọn như Đô la Mỹ, Đồng Bảng Anh, Đồng Euro, Đồng Yên Nhật,… Tuy nhiên, khi nắm giữ ngoại tệ của quốc gia nào, bạn cũng cần quan tâm đến tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của Quốc gia đó.
Đầu tư quỹ
Đầu tư vào quỹ là một kênh đầu tư an toàn và tránh được các rủi ro lạm phát. Các quỹ lại Việt Nam đều có lãi suất tốt hơn là kênh ngân hàng. Nên ngoài việc tránh được lạm phát còn giúp bạn gia tăng được tài sản theo thời gian. Quỹ đầu tư có nhiều chuyên gia giao dịch chứng khoán hàng đầu và họ có thể giúp tài sản của bạn sinh lời. Với những nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm giao dịch hoặc muốn rủi ro thấp. Có thể lựa chọn kênh đầu tư vào quỹ nhé!
>>> TIN MỚI:
“Ngôi vương” xu hướng đầu tư năm 2021 sẽ thuộc về kênh nào?
Ý tưởng kinh doanh online 2021 ít vốn mà lợi nhuận cao bất ngờ