Đầu tư cổ phần doanh nghiệp là gì? Tại sao nhiều người “đổ xô” vào loại hình này đến như vậy. Hãy cùng nhau tìm hiểu và phân tích lý do, từ đó đưa ra câu trả lời nhé!
Tất tần tật về đầu tư cổ phần doanh nghiệp cho người mới bắt đầu
Cổ phiếu, trái phiếu chỉ có Công ty Cổ Phần (CTCP) mới được phép phát hành, đây cũng là yếu tố cơ bản nhất bạn cần phải nắm.
Các thuật ngữ khi đầu tư cổ phiếu:
- Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền mà cổ đông đã đầu tư vào doanh nghiệp. Đó là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận QUYỀN SỞ HỮU CỔ PHẦN của cổ đông.
- Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau, gọi là các cổ phần. Người mua cổ phần là các cổ đông của công ty.
- Khi mua cổ phiếu, mỗi cổ đông sẽ được cấp một giấy chứng nhận vật chất gọi là cổ phiếu.
Như vậy, cổ phiếu là bằng chứng và là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông với công ty. Khi bạn nắm giữ càng nhiều cổ phiếu từ doanh nghiệp, thì tỷ lệ sở hữu và phần lãi suất bạn nhận được trong doanh nghiệp càng lớn.
Lý do tại sao bạn nên đầu tư cổ phần doanh nghiệp
1. Có quyền biểu quyết trong doanh nghiệp về quyền lợi
Khi bạn nắm giữ cổ phiếu, bạn sẽ có quyền bỏ phiếu trong các cuộc họp cổ đông; nhận cổ tức của doanh nghiệp; và đồng thời bạn cũng có quyền bán cổ phần của mình cho người khác.
Bạn sở hữu càng nhiều cổ phần; thì quyền biểu quyết trong doanh nghiệp của bạn càng chiếm tỷ lệ cao hơn cổ đông khác.
Ở 1 mức cổ phần đều có những quyền lợi cũng như đặc quyền khác nhau. Khi đạt đến 1 tỷ lệ cổ phần chi phối nhất định; bạn có thể gián tiếp kiểm soát hướng đi của doanh nghiệp bằng cách bổ nhiệm hội đồng quản trị.
>>> Xem thêm: Năm 2021 nên kinh doanh gì thì hiệu quả, lợi nhuận cao
2. Khả năng mang lại lợi nhuận cao trong dài hạn từ cổ phiếu doanh nghiệp
Lợi nhuận từ đầu tư cổ phần doanh nghiệp sẽ cao và dài hạn hơn so với các hình thức khác. Nếu lấy 1 ví dụ nhỏ; thử đặt lên bàn cân so sánh giữa mức lãi suất mà bạn nhận được khi gửi tiết kiệm và khi nắm giữ cổ phiếu. Sự khác biệt được thể hiện khá rõ ràng vì vốn dĩ ngân hàng cũng chỉ là nơi cất giữ tiền – nói cách khác. Bởi mức lợi nhuận bạn thu về khi gửi tiết kiệm cũng chỉ là cố định và rơi vào khoảng 6 – 7%/năm.
Trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán có thể lên đến 20%/năm.
Tất nhiên bạn càng sở hữu nhiều cổ phiếu, phần lợi nhuận bạn nhận được sẽ càng lớn. Và điều lưu ý, điều này chỉ là khi bạn đầu tư vào doanh nghiệp có tiềm năng và phát triển trong tương lai. Tốt nhất là các doanh nghiệp có các báo cáo minh bạch; rõ ràng thậm chí là có hợp đồng cho các cổ đông.
Khi công ty kinh doanh thuận lợi, có lãi sẽ chia cổ tức cho các cổ đông. Hoặc khi giá cổ phiếu tăng lên, bạn sẽ thu được lợi nhuận từ chênh lệch giá cổ phiếu bạn bán ra. Điều bạn làm đó là theo dõi nó thôi.
3. Chứng khoán là tài sản thanh khoản cao chỉ sau tiền mặt
Tính thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền của một tài sản nào đó. Khi buôn bán một mặt hàng; bạn chỉ có thể tiêu thụ được hàng khi có thị trường: có nhiều người muốn mua hoặc bán những mặt hàng tương tự.
Mọi giao dịch mua bán cổ phiếu của bạn chỉ thường thực hiện trong thời gian ngắn bởi những người tham gia thị trường (khớp lệnh giao dịch ngay lập tức); khi ấy cổ phiếu của bạn mới có thể chuyển thành tiền mặt nhanh chóng, và thành công.
4. Cổ phiếu doanh nghiệp là kênh đầu tư linh hoạt
Tại sao nói kênh đầu tư này mang tính linh động? Cũng bởi vì dù bạn có số vốn ít từ vài triệu đồng cũng có thể đầu tư vào hình thức này. Không giống như các kênh đầu tư khác; ví dụ như bất động sản; bạn cần phải có số vốn tích lũy “khá khá” mới có thể bắt đầu tham gia đầu tư.
Thay vì một căn nhà vài tỷ đồng, thay vì gửi “hộ” tiền vào ngân hàng; bạn chỉ cần vài triệu đồng là đã có thể kinh doanh cổ phiếu trên thị trường; lãi suất có thể khiến bạn bất ngờ đấy!.
Một ưu thế nữa đó là không phải chờ vài tháng hay vài năm để khoản tiền của bạn sinh lời như gửi tiết kiệm. Thời gian tối thiểu mà nhà đầu tư cần để nắm giữ một cổ phiếu là 2 ngày; khi cổ phiếu đã tăng giá như kỳ vọng, các nhà đầu tư có thể bán bất cứ lúc nào.
Cùng tìm hiểu các kiến thức kinh doanh 2022 tại kinhtechiase.info nhé! Chúc các bạn thành công!