Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Vậy lạm phát và chứng khoán có mối quan hệ gì? Vì sao lạm phát tăng cao sẽ ảnh hưởng xấu đến thị trường? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Lạm phát là gì?
Lạm phát chính là sự gia tăng đồng loạt mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ. Có nghĩa là theo thời gian, tiền tiền sẽ bị mất một lượng giá trị nhất định. Cùng một số tiền ta có thể sẽ chỉ mua được số lượng hàng hóa giảm hơn so với trước đó.
Xem ví dụ này để hiểu rõ hơn nhé.
Năm 2015, bạn lấy 100 nghìn đồng và bạn mua được 10 ổ bánh mì. Đến năm 2021, bạn cũng lấy 100 nghìn đồng, nhưng chỉ mua được 4 ổ bánh mì với chất lượng tương tự. Có thế thấy, chỉ sau 6 năm mà lạm phát đã tăng lên đáng kể, làm cho giá trị tiền tệ mất giá nghiêm trọng.
Có 3 mức độ thường thấy của lạm phát:
– Tự nhiên: từ 0 đến 10%.
– Phi mã: từ 10% đến 1000%.
– Siêu lạm phát: từ trên 1000%
Thông thường, mức lạm phát được kỳ vọng sẽ rơi khoảng 5% mỗi năm.
Vì sao lạm phát tăng luôn là một tin xấu cho thị trường?
Lạm phát và chứng khoán có mối quan hệ gì? Vì sao lạm phát luôn được xem là một tin xấu đối với thị trường chứng khoán?
Nhiều chuyên gia tài chính cho rằng: Lạm phát tăng cao sẽ là tín hiệu xấu đối với thị trường chứng khoán. Bởi vì, lạm phát tăng sẽ khiến cho chi phí cũng tăng lên. Cụ thể, chi phí vay (lãi vay tăng lên); chi phí sản xuất cũng tăng lên (do chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công tăng lên…). Từ đó, mức sống của người dân cũng thay đổi theo và theo chiều hướng xấu. Bên cạnh đó, lạm phát tăng cao còn làm cho sự tăng trưởng thu nhập kỳ vọng của nhà đầu tư giảm xuống, vô tình tạo áp lực đến giá cổ phiếu… Những điều này đã tác động không nhỏ đến thị trường chứng khoán.
Ví dụ cụ thể như sau: Ban đầu, bạn đặt mục tiêu tỷ suất lợi nhuận là 10%/năm và mức lạm phát đang là 4%/năm. Từ đó, lợi suất thực nhận trong năm sẽ là 6%/năm. Tuy nhiên, đột ngột lạm phát trong năm tăng lên 6%/năm. Trong khi tỷ suất lợi nhuận không thay đổi. Điều đó đồng nghĩa: lợi suất thực nhận của bạn chỉ còn 4%/năm.
Mối quan hệ giữa lạm phát và chứng khoán là gì trên thị trường?
Trên thực tế, lạm phát không hẳn hoàn toàn xấu đối với thị trường chứng khoán. Lạm phát và chứng khoán sẽ có mối quan hệ vừa tiêu cực và vừa tích cực ở một số mặt cụ thể.
Về tác động tiêu cực giữa lạm phát và chứng khoán
Các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán có xu hướng phản ứng tiêu cực khi lạm phát tăng cao. Mức độ phản ứng sẽ khác nhau tùy theo từng thời điểm tăng trưởng của nền kinh tế.
Khi nền kinh tế đang giảm tốc thì đồng thời doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm xuống. Lúc này dù có lạm phát xảy ra thì cũng chẳng ai quan tâm. Còn ngược lại, khi nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ, chắc chắn doanh thu và lợi nhuận đang ở đỉnh cao. Nếu lúc này tình trạng lạm phát tăng lên sẽ ảnh hưởng nhiều mặt.
Bên cạnh đó, tác động của lạm phát đối với thị trường chứng khoán cũng sẽ khác nhau tùy lĩnh vực ngành nghề. Kỳ vọng lợi nhuận cũng sẽ khác nhau. Ví dụ như: Bạn sở hữu cổ phiếu công ty A, kỳ vọng mỗi năm sẽ tăng trưởng 100 triệu trong 10 năm. Và công ty B, tăng trưởng hàng năm khác nhau, năm 1 tăng 5 triệu, năm 2 tăng 10 triệu, năm 3 tăng 20 triệu… và cứ thế trong 10 năm sẽ thu về 100 triệu.
Tác động tích cực của lạm phát và chứng khoán
Mối quan hệ giữa lạm phát và chứng khoán cũng không hẳn đều mang đến tác động xấu, đôi khi nó cũng tạo ra sự tích cực ở một mặt nào đó. Trong một số trường hợp, lạm phát còn làm cho tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống đáng kể.
Chuyên gia Swedroe cho rằng: Lạm phát nếu nhìn theo một chiều hướng khác đó cũng chính là sự tăng trưởng của nền kinh tế. Khi đó, các doanh nghiệp có thể nâng lên giá bán hàng hóa và dịch vụ của mình. Đồng thời, tiền lương nhân công cũng tăng lên. Từ đó, chất lượng người lao động cũng tăng lên đáng kể.
Còn theo bà Zucchi: Việc mua các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cũng có thể là biện pháp hữu hiệu chống lại lạm phát. Khi đó, doanh thu và lợi nhuận cũng tăng theo sự tăng trưởng của nền kinh tế. Và sau một thời gian nó sẽ có sự điều chỉnh phù hợp trở lại.
Đầu tư gì trong thời điểm này để đạt hiệu quả cao nhất?
Trong thời điểm lạm phát tăng cao, các nhà đầu tư thường có xu hướng chuyển dần nguồn vốn của mình sang trái phiếu. Bởi vì lúc này, lãi suất trái phiếu sẽ tăng lên do chính phủ điều chỉnh lãi suất.
Mức lãi suất trái phiếu doanh nghiệp hiện tại lên đến 12%/năm. Mức lãi khá hấp dẫn và an toàn để nắm giữ trong dài hạn. Bên cạnh đó, đây là mức lợi nhuận cố định và không đổi, mang đến sự an toàn tuyệt đối cho nhà đầu tư.
Lời kết
Bài viết đã làm rõ mối quan hệ giữa lạm phát và chứng khoán. Hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để có cho mình những kiến thức thú vị về đầu tư nhé. Xin chào và hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.
>>> CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:
Lạm phát nên đầu tư gì? Đầu tư gì trong bối cảnh nhạy cảm này
Hướng dẫn giao dịch chứng khoán phái sinh cho người mới bắt đầu
Lạm phát là gì? Lãi suất, lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ gì?