Khi mua cổ phần nghĩa là bạn đang sở hữu một phần nhỏ của công ty đó. Hai mươi năm trước, người ta chủ yếu mua theo sự tư vấn của nhân viên môi giới. Ngày nay bất kỳ ai có máy vi tính đều có thể mua bán cổ phiếu với công ty môi giới. Nếu mới tham gia vào thị trường cổ phiếu thì có lẽ bạn sẽ thấy choáng ngợp với lượng thông tin cần tìm hiểu. Lưu ý là để tham gia vào sân chơi này, bạn cần có lượng kiến thức nhất định để có thể sinh tồn trong thị trường này và kiếm ra lợi nhuận từ đó. Vậy, mua cổ phần công ty như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Mua cổ phần công ty như thế nào ?
Trả lời:
– Công ty cổ phần có thể trực tiếp bán cổ phần của mình cho người mua. Người muốn mua cổ phần của công ty có thể mua trực tiếp khi công ty chào bán cổ phần. Hoặc nhận chuyển nhượng từ cổ đông khác.
– Công ty cổ phần có thể gián tiếp bán cổ phần của mình thông qua thị trường chứng khoán. Khi đó, công ty phải hội đủ các điều kiện do pháp luật về chứng khoán quy định. Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích cho người mua cổ phần. Việc bán, chuyển nhượng cổ phần được thực hiện thông qua việc chuyển giao cổ phiếu. Trong trường hợp này, quyền sở hữu của người mua được xác nhận thông qua việc ghi vào Sổ đăng ký cổ đông. Việc chuyển nhượng cổ phần chỉ có hiệu lực đối với công ty khi họ tên, địa chỉ, số lượng cổ phần được ghi vào Sổ đăng ký cổ đông.
– Đối với việc chuyển nhượng cổ phần, Khoản 5 Điều 87 Luật doanh nghiệp 2015 quy định: “Các cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng văn bản theo cách thông thường hoặc bằng cách trao tay cổ phiếu. Giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện uỷ quyền của họ ký. Bên chuyển nhượng vẫn là người sở hữu cổ phần có liên quan cho đến khi tên của người nhận chuyển nhượng được đăng ký vào sổ đăng ký cổ đông”.
Thế nào là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ?
5 bước để trả lời cho câu: “Mua cổ phần công ty như thế nào?”
Trong bối cảnh thiếu hướng dẫn về việc tự do chuyển nhượng cổ phần. Và sự không thống nhất giữa Luật Doanh Nghiệp và Luật Đầu Tư. Câu hỏi mà nhà đầu tư quan tâm là: Mua cổ phần công ty như thế nào là một quy trình hợp pháp?”
Dưới đây là một quy trình mua cổ phần để nhà đầu tư nước ngoài tham khảo. Quy trình này có thể thay đổi theo từng giao dịch cụ thể và từng địa phương.
-
Mở tài khoản vốn
Đây là điều kiện bắt buộc khi nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam. Tài khoản này được mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Và phải được đăng ký làm tài khoản vốn với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tất cả mọi hoạt động đầu tư của nhà đầu tư phải thực hiện thông qua tài khoản vốn. Bao gồm cả việc thanh toán mua cổ phần, nhận cổ tức hoặc chuyển tiền ra khỏi Việt Nam.
-
Ký hợp đồng mua bán cổ phần và thanh toán tiền qua tài khoản vốn
Sau khi mở và đăng ký tài khoản vốn, nhà đầu tư có thể tiến hành góp vốn hoặc mua cổ phần theo quy định của Luật Doanh Nghiệp và Luật Đầu Tư.
Đối với các công ty niêm yết, nhà đầu tư cần xin thêm một mã số giao dịch (trading code) để tiến hành mua cổ phần trên thị trường chứng khoán. Việc mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán còn phải tuân thủ theo quy định của Luật Chứng khoán.
-
Đăng ký thông tin vào sổ cổ đông và cấp giấy chứng nhận cổ phần
Sau khi nhà đầu tư đã thanh toán toàn bộ số tiền góp vốn, mua cổ phần, công ty sẽ ghi nhận thông tin của nhà đầu tư nước ngoài trong sổ đăng ký cổ đông. Đồng thời cấp giấy chứng nhận cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
-
Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh với cơ quan cấp phép
Công ty sẽ phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh để bổ sung thông tin của nhà đầu tư nước ngoài vào đăng ký kinh doanh của công ty. Hoặc thay đổi cổ đông của công ty tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Một cách thận trọng, công ty cần đăng ký về việc mua cổ phần của nhà đầu tư với cơ quan đăng ký kinh doanh trong mọi trường hợp.
-
Đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư cho công ty.
Hiện tại, chưa có hướng dẫn chi tiết về việc công ty trong nước có phải xin thêm giấy chứng nhận đầu tư sau khi nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong công ty hay không. Tuy nhiên, một số nơi yêu cầu công ty phải đăng ký đầu tư theo Luật Đầu Tư sau khi bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
Theo dõi các khoản đầu tư
Một khi đã tham gia vào sân chơi này. Bạn phải biết rằng cổ phiếu và thị trường chứng khoán nói chung luôn biến động. Hôm nay tăng mạnh, nhưng ngày mai sụt giảm đến tận đáy là chuyện bình thường. Nếu bạn thấy một trong các khoản đầu tư thường xuyên bị lỗ thì có lẽ đã đến lúc cần thay đổi danh mục đầu tư.
– Theo dõi quá sát sao dễ dẫn đến quyết định bốc đồng. Và có thể gây ra khoản lỗ lớn hơn. Bạn nên theo dõi mức hiệu quả của cổ phiếu trong dài hạn trước khi quyết định
– Giá cả phản ánh cảm nghĩ của con người. Họ sẽ phản ứng với các tin đồn, thông tin sai lệch, kỳ vọng và cả nỗi lo, cho dù có thật hay không. Không có ích gì để theo dõi giá cổ phiếu trong ngày hay trong tuần. Nếu khung thời gian đầu tư của bạn là một năm hoặc lâu hơn
– Bạn cần nhận thức rằng một trong các công ty bạn sở hữu một ngày nào đó có thể gặp vấn đề trong hoạt động kinh doanh. Ví dụ, nếu công ty thua cuộc trong một vụ khởi kiện lớn. Hoặc phải cạnh tranh với một đối thủ mới xuất hiện trên thị trường, giá cả có thể giảm rất nhanh.
>>> Xem thêm: Có nên mua cổ phần không?
Lời khuyên
Có thể nói, mua cổ phần công ty để đầu tư sẽ phù hợp với những nhà đầu tư lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trên thị trường. Vậy còn những nhà đầu tư mới thì sao. Có kênh đầu tư nào phù hợp với họ không. Câu trả lời là CÓ. Đó chính là hợp tác đầu tư cùng các doanh nghiệp, tập đoàn uy tín. Với hình thức tham gia đơn giản không đòi hỏi bạn có quá nhiều kiến thức tài chính. Hay phải bỏ thời gian nghiên cứu thị trường. Việc bạn cần làm là xem xét và lựa chọn những công ty có tình hình hoạt động kinh doanh ổn định. Hãy là nhà đầu tư thông thái, hiểu rõ nhu cầu sinh lời và khả năng của mình để chọn kênh đầu tư phù hợp giúp dòng tiền sinh lời một cách hiệu quả.
Theo dõi KINHTECHIASE.INFO để luôn cập nhật những thông tin bổ ích nhé! Chúc các bạn thành công!