Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Người sở hữu cổ phiếu sẽ trở thành cổ đông của công ty; tùy theo loại cổ phần họ sở hữu mà có thể có tên gọi khác nhau. Mua cổ phần doanh nghiệp là một cách để đầu tư tài chính. Để mua bán thuận lợi, các cá nhân, tổ chức cần phải nắm rõ một số kiến thức chung.
Cổ phần là gì?
Cổ phần trong công ty được hiểu là một loại tài sản, một loại chứng khoán thể hiện quyền sở hữu của cổ đông với vốn chủ sở hữu. Việc sở hữu cổ phần của cổ đông trong công ty cổ phần làm phát sinh các quyền của cổ đông theo quy định của pháp luật và điều lệ. Các quyền này bao gồm 5 quyền kinh tế và 5 quyền không có tính chất kinh tế.
5 quyền kinh tế của cổ đông đóng góp cổ phần:
- Được chia cổ tức
- Quyền ưu tiên mua cổ phần mới chào bán
- Quyền chuyển nhượng và định đoạt cổ phần
- Quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần
- Quyền được phân chia tài sản khi công ty giải thể hoặc phá sản
5 quyền không có tính chất kinh tế trong quy định về cổ phần:
- Quyền tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
- Quyền tiếp cận thông tin
- Quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông
- Quyền đề cử người quản lý
- Quyền yêu cầu huỷ bỏ quyết định của cơ quan quản lý
Quan trọng nhất là trách nhiệm đối với nghĩa vụ nợ của công ty. Ở khía cạnh này, cổ phần thể hiện giới hạn trách nhiệm của cổ đông đối với nghĩa vụ nợ của công ty. Công ty có tư cách pháp nhân và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty. Cổ đông chỉ có trách nhiệm hữu hạn trong giá trị các cổ phần mà họ đã thực góp hoặc cam kết sẽ góp.
Điều cần biết trước khi mua cổ phần doanh nghiệp
Phân loại cổ phần và quy định về cổ phần
Theo quy định, công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi.
Cổ phần ưu đãi của công ty có những loại sau:
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết
- Cổ phần ưu đãi cổ tức
- Cổ phần ưu đãi hoàn lại
- Cổ phần ưu đãi khác được quy định tại điều lệ công ty
Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập công ty chỉ có hiệu lực trong 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời gian 3 năm, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập sẽ được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu có các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi thì có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo Nghị quyết của Đại hội cổ đông.
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:
Hình thức chuyển nhượng cổ phần
Trường hợp mà Điều lệ công ty có quy định hạn chế về việc chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng của công ty. Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán.
- Đối với trường hợp chuyển nhượng cổ phần bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng của họ ký.
- Đối với trường hợp chuyển nhượng cổ phần thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán; thì trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Trường hợp cổ đông là cá nhân thì người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật của cổ đông đó là sẽ cổ đông của công ty. Trường hợp cổ phần của cổ đông là cá nhân không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
Điều kiện để chuyển nhượng cổ phần
Điều kiện chuyển nhượng cổ phần phổ thông:
Điều kiện chuyển nhượng cổ phiếu phổ thông được quy định tại các Điều 115, 120 và 127 luật Công ty Thương mại như sau:
Cổ đông phổ thông không phải là cổ đông. Cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình.
– Cổ đông sáng lập cũng có thể định đoạt cổ phần phổ thông, nhưng hạn chế định đoạt cổ phần trong các trường hợp sau:
+ Điều 120 Luật Công ty, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được mua lại theo trích lục từ sổ đăng ký thương mại, các cổ đông sáng lập có thể tự do định đoạt cổ phần phổ thông của họ. chỉ được chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông điều lệ khác và chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông điều lệ khác cho người không phải là cổ đông điều lệ nếu được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.
+ Nếu điều kiện thành lập công ty đưa ra điều kiện để chuyển nhượng cổ phiếu và điều kiện đó được phản ánh trong cổ phiếu phổ thông, thì việc chuyển nhượng cổ phiếu phổ thông phải tuân theo các điều khoản quy định trong cổ phiếu phổ thông.
Điều kiện chuyển nhượng cổ phần ưu đãi:
Đối với Cổ phần ưu đãi cổ tức: Khoản 2, Điều 117 của Luật Công ty Cổ phần năm 2020, cổ đông nắm giữ Cổ phần Ưu đãi Cổ tức có thể tự do chuyển nhượng không hạn chế vì bản chất của loại cổ phần này chỉ được trao cho người sở hữu cổ phiếu chia cổ tức nhiều hơn các loại cổ phiếu khác mà không ảnh hưởng đến việc quản lý điều hành công ty, do đó không hạn chế việc quản lý chuyển nhượng của công ty nên hạn chế việc chuyển nhượng cổ phần. Thông thường không thể chuyển nhượng cổ phần cho người khác.
Việc chuyển nhượng chỉ diễn ra trong các trường hợp sau: Chuyển nhượng do bản án cuối cùng hoặc quyết định của tòa án hoặc do thừa kế. Trong trường hợp cổ phần ưu đãi hoàn lại: tương tự như cổ phần ưu đãi cổ tức do đó không ảnh hưởng đến việc quản lý và điều hành của Công ty Cổ đông có thể tự do chuyển nhượng cổ phiếu ưu đãi hoàn lại.
Nên mua cổ phần doanh nghiệp hay trái phiếu doanh nghiệp?
Cổ phiếu và trái phiếu đều được mua bán trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu đầu tư thường là công cụ giao dịch trên thị trường; trong khi trái phiếu thuộc loại “mua và giữ”, đầu tư sinh lời bền vững. Có thể thấy việc đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu phụ thuộc vào mỗi nhà đầu tư. Phụ thuộc vào khả năng tài chính; thời gian cần thu hồi vốn và mức độ chấp nhận rủi ro như thế nào. Trái phiếu có mức độ rủi ro rất thấp, lãi suất cố định nên lợi nhuận cũng thấp so với cổ phiếu. Ngược lại, cổ phiếu có mức lãi suất cao hơn nhưng rủi ro phát sinh thì không lường trước được.
Cổ đông thì có quyền tham gia vào hoạt động của công ty, trái chủ thì không được tham gia vào hoạt động kinh doanh. Nhưng nếu công ty gặp vấn đề phải giải thể hoặc phá sản thì trước hết phải có nghĩa vụ thanh toán cho các chủ trái phiếu trước, sau đó mới chia cho các cổ đông. Ở thời điểm hiện tại, trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu. Vì vậy, trái phiếu là loại chứng khoán được các nhà đầu tư ưa chuộng hơn.
Có thể bạn sẽ cần!
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên đã giúp giải đáp được phần nào những băn khoăn cho các nhà đầu tư mới. Hãy là một nhà đầu tư thông minh, chọn đúng thời điểm thích hợp để đầu tư an toàn nhưng vẫn sinh lời hiệu quả nhé!