Trái phiếu hiện đang được xem là xu hướng thị trường hiện tại; đây là một trong những tài sản phổ biến và an toàn nhất trên thế giới và cả Việt Nam – đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp. Vậy với những nhà đầu tư mới thì nên mua trái phiếu ở đâu và lưu ý những gì? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.
Hãy chú ý đến thời điểm – Xem xét chu kỳ thị trường chứng khoán
Có thể nói trái phiếu là công cụ đầu tư tài chính an toàn nhất trong năm mà vẫn đảm bảo sinh lời. Trái phiếu là một lựa chọn tốt để bảo vệ chống lạm phát; bởi vì mức lãi suất cố định bạn nhận được ghi trên trái phiếu được điều chỉnh lạm phát mỗi 6 tháng.
Rủi ro duy nhất gặp phải là doanh nghiệp phát hành trái phiếu phá sản và không có khả năng chi trả. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn được đảm bảo ưu tiên nhận được tiền từ thanh lý tài sản doanh nghiệp khi tuyên bố phá sản. Do đó đầu tư trái phiếu được xem là phù hợp với chu kỳ suy thoái của thị trường chứng khoán.
Xem xét rủi ro doanh nghiệp phát hành trước khi tìm hiểu xem nên mua trái phiếu ở đâu
Trong nguyên tắc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp; doanh nghiệp có “sức khỏe” càng tốt thì cơ hội sinh lãi, cũng như tính thanh khoản càng cao. Do vậy, trước khi lựa chọn trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp phát hành. Có 4 yếu tố để lựa chọn trái phiếu từ doanh nghiệp phát hành uy tín:
- Đầu ngành: các doanh nghiệp đầu ngành với thị phần lớn, uy tín; luôn có dòng tiền ổn định duy trì sẽ giúp giảm phần rủi ro đến mức tối thiểu
- Lịch sử: lựa chọn các doanh nghiệp đã có lịch sử kinh doanh có lãi, được niêm yết, lịch sử thanh toán cổ tức đều đặn ngay cả trong giai đoạn khó khăn như hiện nay
- Dòng tài chính ổn định, tỷ lệ nợ an toàn
- Ban điều hành: một ban lãnh đạo có uy tín, năng lực và kinh nghiệm luôn gia tăng thêm độ tin cậy cho doanh nghiệp
Cân đối lãi suất và rủi ro
Dù tỷ lệ rủi ro chiếm rất nhỏ, nhưng tất nhiên sự đầu tư thông minh và an toàn nhất vẫn là cố gắng giảm tỷ lệ rủi ro còn 0%. Cân nhắc mục xem xét rủi ro doanh nghiệp phát hành để lựa chọn khôn ngoan.
Thông thường doanh nghiệp có rủi ro càng cao thì phát hành trái phiếu có lãi suất tỉ lệ thuận càng cao; điều này sẽ thu hút nguồn vốn đầu tư càng cao. Nhà đầu tư cần tự xác định mức độ chịu rủi ro của mình; sau đó cân đối với mức lợi suất khi quyết định đầu tư.
>>> Có thể bạn chưa biết: Xu hướng kinh doanh năm 2021 là gì?