Ngày 28/6 hàng năm được gọi với tên thân thương Ngày Gia đình Việt Nam để nhấn mạnh vai trò quan trọng của gia đình. Bạn đã biết nguồn gốc lịch sử và những ý nghĩa cao đẹp của ngày lễ này chưa? Tìm hiểu ngau trong bài viết này nhé!
Lịch sử ngày gia đình Việt Nam
Lúc còn sống, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia đình. Bác Hồ khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”.
Theo lời Bác, ngày 28/6/2000, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 55 – CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng của cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Gia đình là một tế bào của xã hội; là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người.
Ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về ngày Gia đình Việt Nam.
Quyết định nêu rõ: Lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam. Nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg lấy ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam.
Ý nghĩa ngày gia đình Việt nam 28/6
Đây là một ngày lễ tôn vinh mái ấm gia đình Việt Nam. Là ngày nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của gia đình. Để mỗi người trong gia đình biết hướng đến “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”.
Nó đã trở thành ngày truyền thống, có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi người. Đây cũng là ngày thắp lên tinh thần hướng về gia đình, hướng về tổ tiên. Qua đó nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, những giá trị nhân văn cao quý của dân tộc. Ngày gia đình 28/6 đã trở thành ngày ghi nhớ và phát huy truyền thống, nề nếp, gia phong; đánh thức mỗi người suy ngẫm sâu sắc hơn và hành động thiết thực hơn để xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc; hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình và xã hội.
Ngày Gia đình không chỉ là dịp tôn vinh những mái ấm gia đình Việt Nam. Mà đây còn là cơ hội để mỗi thành viên thấu hiểu và thêm trân quý hạnh phúc mình đang có.
Vào dịp này, mỗi người con nên trở về tổ ấm của mình, tổ chức sum họp gia đình. Nhằm ôn lại truyền thống nề nếp gia phong nhằm gắn chặt tình cảm các thành viên với nhau; từng bước đưa “Ngày gia đình” vào cuộc sống, trở thành ngày hội lớn; mang ý nghĩa nhân văn cao cả, được lưu truyền tốt đẹp trong mỗi gia đình Việt Nam.
Những hành động thiết thực nhằm tôn vinh và phát huy giá trị ngày gia đình
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về gia đình; triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp trong Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam 2020 tầm nhìn 2030; Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình; Chương trình giáo dục đời sống gia đình đến 2030.
Nâng cao nhận thức về vai trò hết sức quan trọng của gia đình trong sự phát triển chung của toàn xã hội. Gia đình có ổn định thì cộng đồng và xã hội mới ổn định và phát triển. Các chính sách kinh tế – xã hội cần phải quan tâm tới những tác động đối với đời sống của mọi gia đình.
Tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về gia đình; tích cực triển khai các chương trình phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương về công tác gia đình; xác định mục tiêu ưu tiên theo từng năm phù hợp với lộ trình phát triển; kiện toàn bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình.
Tăng cường thông tin, truyền thông về giá trị gia đình, về tầm quan trọng của gia đình trong đời sống xã hội; chú trọng biểu dương những tấm gương tốt; phê phán những hành vi không phù hợp với thuần phong, mỹ tục và với giá trị gia đình.
>>> Xem thêm:
Những món quà ý nghĩa nhân ngày của cha 2021
Ngày của mẹ là ngày gì? Gợi ý quà tặng cho mẹ vui lòng