Trung thu từ lâu đã trở thành nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây được xem là một dịp Tết đặc biệt được tổ chức vào rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Gắn với ngày này có khá nhiều truyền thuyết cũng như những câu chuyện thú vị về những nhân vật xuất hiện trong ngày lễ này. Để hiểu rõ hơn về sự tích trung thu, mời bạn cùng xem qua bài viết bên dưới nhé!
Sự tích tết trung thu rằm tháng 8
Trung thu là ngày Tết thường diễn ra và ngày rằm tháng 8 Âm lịch hàng năm. Đây là ngày lễ có nguồn gốc xuất xứ từ thời Đường Minh Hoàng của Trung Hoa vào đầu thế kỷ thứ tám (713 – 755). Về sau phong tục này được lan rộng ra các nước láng giềng và thuộc của của Trung Hoa. Còn tại Việt Nam, sử sách không nói rõ ngày Tết trung thu được tổ chức từ bao giờ. Chỉ biết rằng mấy trăm năm trước tổ tiên ta đã có xuất hiện tục này.
Ngay từ đầu tháng 8 Âm lịch, khắp các khu chợ đều trưng bày nhiều mặt hàng tượng trưng cho ngày Tết Trung thu. Có thể kể đến như đèn ông sao, bánh nướng, bánh dẻo. Người mua với người xem vào những ngày này đông như hội. Ngoài các loại đồ chơi, bánh kẹo còn trưng bày thêm nhiều loại mặt nạ, đầu lân sư tử.
Sự tích về chị Hằng Nga – Nhân vật gắn liền với sự tích trung thu
Tương truyền vào thời xa xưa, trên trời xuất hiện cùng lúc mười ông mặt trời. Tất cả cùng chiếu xuống mặt đất thiêu đốt cỏ cây và khiến cuộc sống con người vô cùng khó khăn. Lúc này, một cung thủ có tên Hậu Nghệ xuất hiện và bắn rụng 9 mặt trời. Anh đã để lại một ông mặt trời duy nhất để hàng ngày tỏa sáng và đem lại sự sống tốt tươi cho trái đất. Sau đó, Hậu Nghệ gặp gỡ và kết hôn cùng một người phụ nữ xinh đẹp, tốt bụng tên Hằng Nga.
Để trả ơn Hậu Nghệ, Tây Vương Mẫu đã ban cho anh một viên thuốc trường sinh bất tử. Viên thuốc này có thể giúp anh thành thần. Tuy nhiên, vì muốn sống bên vợ, Hậu Nghệ đã cất giấu viên thuốc ấy trong một chiếc hòm.
Sự việc truyền đến tau Bàng Mông – một học trò của Hậu Nghệ. Hắn đã nảy sinh ý đồ muốn đánh cắp viên thuốc. Khi Hậu Nghệ đi săn, tên này đã ép Hằng Nga phải giao viên thuốc. Trong thế cấp bách, cô đành nuốt trọn viên thuốc tiên và hóa phép bay thẳng về trời. Để được gần bên chồng. Hằng Nga đã ở lại cung trăng, ngày đêm trông ngóng về quê hương.
Vì quá thương vợ, cứ vào dịp trăng tròn, Hậu Nghệ lại bày một mâm cỗ với những món vợ thích. Để mong cô có thể trông thấy từ cung trăng. Với mong ước sung vầy và cầu may từ Hằng Nga.
Sự tích chú cuội trên cung trăng
Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm Cuội vào rừng và mang về 1 cây đa quỷ. Cây này có thể “cải tử hoàn sinh”. Nhờ cây đa này, Cuội đã cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai nhắm mắt tắt hơi là Cuội đều vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Từ đó tiếng lành đồn xa rằng Cuội có phép lạ cứu người.
Rồi Cuội lấy vợ, nhưng vợ Cuội vì thấy Cuội chăm chút cây thuốc quý hơn nên đã nảy sinh ghen ghét. Một buổi chiều khi chồng còn đi rừng kiếm củi chưa về. Chị ra vườn sau, tưới nước bẩn cho cây chết. Không ngờ chị ta vừa tưới xong thì mặt đất chuyển động. Cây đảo mạnh, gió thổi ào ào. Cây đa tự nhiên bật gốc và chầm chậm bay về trời.
Vừa lúc đó Cuội về tới nhà. Thấy thế Cuội hốt hoảng vứt gánh củi nhảy đến toan níu cây lại. Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rủi vào rễ cây định lôi cây xuống. Nhưng cây vẫn cứ bay lên, thành ra kéo cả Cuội bay vút lên cung trăng.
Từ đấy Cuội ở luôn trên cung trăng với cây đa yêu quý của mình. Về sau, vào đêm trung thu trăng tròn người ta đều thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ và một người ngồi dưới gốc. Người đời truyền nhau đó chính là hình ảnh cây đa và chú Cuội. Và đây cũng là một trong những nhân vật đặc biệt trong sự tích trung thu được kể từ đời này sang đời khác.
Sự tích thỏ ngọc
Ngày xưa có lúc mất mùa, người vật đều đói khổ. Vì khó kiếm thức ăn nên chúng tàn sát lẫn nhau. Loài thỏ yếu đuối, không dám thò đầu ra ngoài kiếm ăn. Chúng đành nằm một chỗ kín đáo và cùng nhau nhịn đói.
Đã đói lại rét nên chúng rủ nhau tới một đống lửa do ai đốt sẵn và nằm quanh đống lửa ấy để sưởi ấm. Trước tình cảnh não nề ấy, một con thỏ vì quá thương đồng loại đã nhảy vào đống lửa tự thiêu để có cái ăn cho những con thỏ khác.
Vừa lúc đó, Đức Phật đi qua và thấy được cảnh đó. Thầm khen nghĩa khí của con thỏ nên nhặt nắm xương tàn của nó và hóa phép cho nó thành một hình hài toàn bằng ngọc thơm tho và trong sáng. Sau đó đưa nó đến cung Quảng Hàn và xin cho nó được lưu lại nơi đây.
Sự tích đèn ông sao – Đồ vật luôn có trong mỗi sự tích trung thu
Ngày xưa ở gần khu rừng nọ, có một ngôi làng nghèo xác xơ. Bọn trẻ trong làng thường cầm những cành cây nhỏ, thứ duy nhất dễ kiếm trong rừng. Vừa nhảy múa vừa như vẫy gọi phía trời cao.
Lúc đó, trên Trời vì Trăng sáng nên lũ Sao hóa mờ nhạt và buồn ơi là buồn. Nhìn bọn trẻ đông vui chơi đùa. Lũ Sao thèm quá, chúng bèn xin phép và được Ngọc Hoàng cho một lần xuống trần gian chơi cùng lũ trẻ. Mỗi ngôi sao sà xuống đậu nhấp nháy, lấp lánh trên đầu mỗi cành cây trên tay trẻ con. Lũ trẻ con thật vui và lũ Sao còn vui hơn nhiều. Suốt cả đêm trăng sáng rất ngắn ngủi đó. Lần vui vẻ đầu tiên và cũng là lần cuối cùng của lũ trẻ và sao trời.
Từ đó, cứ đến đêm Rằm Trung thu. Nhớ đến các bạn Sao, lũ trẻ đã lấy tre nứa, cành cây làm hình dáng những ngôi sao và rước đi cùng chơi. Đó là những chiếc đèn ông sao đơn giản đầu tiên. Chúng phát triển theo thời gian và tồn tại đến bây giờ.
>>> ĐỌC THÊM: Tết trung thu tặng quà gì? Gợi ý những món quà ý nghĩa và độc đáo
Có thể bạn quan tâm