Chắc hẳn mọi người đã quá quen thuộc với hình thức đầu tư trên thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay. Trong đó, phần lớn mọi người chỉ đổ xô đầu tư vào trái phiếu Chính phủ. Vì đó là sản phẩm được Chính phủ bảo lãnh với độ an toàn cực kì cao. Vừa qua Chính phủ Việt Nam vừa triển khai Luật Doanh Nghiệp với 3 Nghị định mới về quy định chào bán và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp. Giúp trái phiếu doanh nghiệp được công khai, minh bạch hơn và giảm thiểu rủi ro.
Giải pháp nào cho thị trường trái phiếu Chính phủ?
Trái phiếu Chính phủ là sản phẩm đầu tư mang lại lợi nhuận ổn định. Với mức độ an toàn cao nhất trong tất cả các hình thức đầu tư hiện có trên thị trường. Nhưng đi đôi với việc ít rủi ro thì lãi suất mang lại của nó khá thấp và kỳ hạn quá dài. Vì lẽ đó mà trái phiếu Chính phủ ít được giới đầu tư quan tâm đến.
Theo PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo cho rằng trái phiếu Chính phủ của Việt Nam còn hạn chế. Đồng thời chưa thể hiện đúng vai trò là sản phẩm chính như trên thế giới.
Ở Mỹ, người dân rất tích cực tham gia mua trái phiếu Chính phủ. Nhưng ở Việt Nam trái phiếu Chính phủ phát hành chỉ dành cho các nhà đầu tư tổ chức thông qua đấu thầu. Tại thị trường trái phiếu Chính phủ Mỹ, giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp (mua đi bán lại giữa người dân) diễn ra mạnh. Người dân đầu tư trái phiếu Chính phủ như hình thức đầu tư tiết kiệm. Không những vậy, mệnh giá và kỳ hạn của trái phiếu Chính phủ Mỹ cũng phù hợp với những nhà đầu tư cá nhân. Chính vì thế nên trái phiếu Chính phủ tại Mỹ rất phát triển.
Ông Bảo còn cho rằng, để một thị trường phát triển thì tính thanh khoản là quan trọng nhất. Hay nói cách khác việc mua bán trái phiếu phải dễ dàng. Ông đề xuất, muốn nhà đầu tư cá nhân tham gia mạnh thì mệnh giá trái phiếu Chính phủ phải phù hợp. Thêm vào đó phải có nhiều loại kỳ hạn. Thậm chí phải có trái phiếu với kỳ hạn ngắn dưới 1 năm.
Tất tần tật về Trái Phiếu – Kỳ 1: Cách phân biệt Trái phiếu & Cổ Phiếu”
Diễn biến tích cực của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Sau 8 tháng triển khai Nghị định 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán và giao dịch TPDN riêng lẻ, chào bán TPDN ra thị trường quốc tế. Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. Và Nghị định 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp duy trì đà tăng trưởng và có một số kết quả tích cực.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, khối lượng phát hành TPDN riêng lẻ là 168.702 tỷ đồng. Tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2020. Khối lượng phát hành ra công chúng là 15.375 tỷ đồng. Tương đương 50,3% khối lượng phát hành của năm 2020. Chiếm 8,3% tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành. Điều này cho thấy bước đầu có sự dịch chuyển từ phát hành riêng lẻ sang phát hành ra công chúng. Đây là tín hiệu tốt trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay.
Các tổ chức tín dụng là nhà phát hành lớn nhất chiếm 40,2% tổng khối lượng phát hành. Về nhà đầu tư, công ty chứng khoán là đối tượng đầu tư chính trên thị trường sơ cấp. Chiếm 44,4% tổng khối lượng phát hành.
>>> XEM THÊM: Mua trái phiếu doanh nghiệp ở đâu an toàn?
Các lưu ý đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư
Để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển theo hướng công khai, minh bạch và giảm thiểu rủi ro. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia huy động vốn trên thị trường. Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam và Bộ Tài chính khuyến nghị các chủ thể tham gia thị trường nên tuyệt đối tuân thủ quy định của pháp luật. Và đồng thời lưu ý một số nội dung như sau.
Đối với doanh nghiệp phát hành. Bộ Tài chính đề nghị việc phát hành trái phiếu phải gắn với dòng tiền. Và tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của doanh nghiệp. Đảm bảo khả năng trả các khoản nợ đến hạn. Trong đó có trả nợ lãi, gốc trái phiếu. Công bố công khai thông tin cho nhà đầu tư về tình hình tài chính, phương án sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính…
Còn đối với nhà đầu tư riêng lẻ. Bộ Tài chính khuyến nghị cần phân biệt rõ phương thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng. Và phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Nhà đầu tư cần yêu cầu doanh nghiệp phát hành trái phiếu cung cấp đầy đủ các thông tin. Trong đó bao gồm: Trái phiếu do doanh nghiệp nào phát hành, mục đích phát hành, có tài sản đảm bảo hay không. Bên cạnh đó còn có cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với trái phiếu, kỳ hạn phát hành. Và phương thức trả nợ gốc, lãi. Tình hình tài chính, quy trình, hồ sơ về xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đối với các nhà đầu tư cá nhân theo quy định tại Nghị định số 155.
Tổng kết
Qua những thông tin trên, chắc hẳn nhà đầu tư cũng đã thấy được những dấu hiệu tích cực của thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay. Từ đây tạo điều kiện cho đầu tư trái phiếu doanh nghiệp dần trở nên HOT hơn trước. Với sự minh bạch, cho phép cũng như đảm bảo của cơ quan nhà nước. Bên canh đó, lãi suất trái phiếu các doanh nghiệp Việt Nam đưa ra ngày càng hấp dẫn. Nếu còn đang băn khoăn không biết có nên tham gia đầu tư trái phiếu doanh nghiệp hay không. Thì đừng chần chừ nữa, đây sẽ là kênh đầu tư sinh lời an toàn và hiệu quả nhất cho bạn thời điểm này đấy.
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:
Đầu tư trái phiếu có an toàn không? – Những lưu ý cho nhà đầu tư
Mua trái phiếu doanh nghiệp ở đâu an toàn trong thời điểm này?