Cũng giống như ở Việt Nam, Tết Âm lịch là ngày lễ lớn nhất trong năm của nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc. Mỗi nơi sẽ có một phong tục Tết Âm lịch khác nhau.
Phong tục Tết Âm lịch ở Việt Nam
Tết Âm lịch tại Việt Nam còn được gọi là Tết Nguyên Đán. Cũng như nhiều nước thuộc nền văn minh nông nghiệp lúa nước, người Việt rất coi trọng dịp này. Vì Tết cổ truyền của người Việt được tính theo chu kỳ của mặt trăng. Nên Tết Nguyên Đán sẽ đến sau Tết Tây.
Cách tính lịch âm của người Việt cũng khác đôi chút với cách tính của người Trung Quốc. Nên Tết Nguyên Đán đôi khi không trùng với Trung Quốc. Và với các quốc gia khác chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Việc sửa soạn Tết thường bắt đầu từ 23 tháng Chạp là Tết ông Công ông Táo.
Tết Âm lịch là 1 ngày lễ và lễ hội có ý nghĩa nhất ở Việt Nam. Nó thường kéo dài từ ngày đầu tiên của tháng âm lịch tới ngày thứ 3. Tết ở Việt Nam sẽ được chia làm 3 thời điểm là Tất Niên- trước giao thừa, giao thừa- đem 30 sáng mồng 1 và Tân Niên- những ngày sau đó.
Ngoài các hoạt động như du xuân, xông đất, chúc Tết, mừng tuổi, hái lộc,… Người Việt còn có tục lệ dựng cây nêu trong dịp Tết. Với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ và những điềm gở. Ngày dựng nêu sẽ trùng với ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời và ngày hạ nêu là mùng 7 Tết.
>>> Ý nghĩa Tết Nguyên đán không phải ai cũng biết
Trung Quốc
Tết truyền thống của người Trung Quốc sẽ diễn ra trong 15 ngày và mỗi ngày đều mang một ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, 3 ngày đầu tiên của năm mới là quan trọng nhất.
Mùng một, bắt đầu ngay sau giao thừa. Là ngày đón các vị thần. Họ dán giấy lên cửa để tôn vinh các vị thần. Và sử dụng các đồ vật trang trí có màu đỏ để tân trang lại ngôi nhà. Mùng một là ngày để con cháu trong nhà bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ. Và tặng bao lì xì vào đầu năm là không thể thiếu.
Mùng hai còn gọi là ngày khởi đầu của năm mới. Vào ngày này, những người phụ nữ đã lấy chồng sẽ trở về nhà thăm bố mẹ đẻ, người thân và bạn bè.
Mùng 3 là ngày hóa vàng. Vào ngày này, mọi người thường đi chùa để cầu những điều tốt đẹp sẽ đến với bản thân và gia đình. Bởi theo quan niệm, đây không phải là một ngày thích hợp để tiếp khách hoặc tới thăm ai đó.
Suốt dịp Tết, người Trung Quốc tổ chức nhiều hoạt động náo nhiệt để xua đuổi những linh hồn xấu xa và chào đón năm mới với những điều tốt đẹp.
Hàn Quốc
Ngày lễ lớn nhất trong năm của Hàn Quốc chính là Tết Âm lịch. Hay còn gọi là Seollal. Theo quan niệm, đây là ngày xua đuổi các linh hồn xấu xa, những điều xui xẻo và chào đón những điều tốt lành.
Khi năm cũ qua đi và năm mới tới. Mọi người trong gia đình quây quần bên nhau và thực hiện những nghi lễ truyền thống. Vào những ngày này, người Hàn Quốc thường mặc loại trang phục truyền thống Hanbok.
Nghi lễ đầu tiên, gọi là Charye, sẽ diễn ra tại nơi thờ cúng của gia đình. Trên bàn thờ, gia chủ bày biện nhiều món ăn. Sau đó, các thành viên trong gia đình sẽ bái lạy trước bàn thờ để tỏ lòng tôn kính với tổ tiên.
Tiếp đến là nghi lễ Sebae. Lớp trẻ sẽ tới bái lạy, chúc thọ những người lớn tuổi trong gia đình và nhận tiền mừng tuổi, gọi là Sebaedon. Số tiền này đại diện cho lời chúc thành công trong cuộc sống của các bậc bề trên dành cho con cháu.
Ngoài ra, trong 3 ngày Tết, người Hàn Quốc thường tổ chức nhiều hoạt động chào mừng như nhảy múa, ca hát và chơi các trò chơi dân gian.
Mỗi nơi ở Châu Á đều có phong tục Tết Âm lịch khác nhau. Nhưng sẽ có điểm chung là đều là ngày mà mọi người vui vẻ, hy vọng tốt lành, hạnh phúc sum vầy bên nhau.
Xem thêm nhiều bài viết mới hay tại kinhtechiase.info