Sau nhiều đợt giãn cách xã hội đã có không ích doanh nghiệp điêu đứng. Bài học kinh doanh mùa dịch được rút ra là gì? Bỏ túi ngay các bí quyết để chống chọi doanh nghiệp với tình hình dịch bệnh có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào nhé!
Bài học 1: Phải liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau cùng tồn tại và sống sót
Đầu năm 2020, luồng sóng Covid tràn vào nước ta khiến hơn 300 doanh nghiệp phải rút khỏi thị trường. Sự tàn phá do không có kế hoạch đối phó với rủi ro là đây. Hàng nghìn lao động mất việc làm, cạn kiệt nguồn thu, sức mua cũng giảm mạnh. Khiến cho thị trường trong và ngoài nước điêu đứng.
Vừa qua, trước tình hình dịch diễn biến phức tạp; nhiều liên minh doanh nghiệp ra đời; họ đã cùng nhau hợp sức với nhau để chia sẻ nguồn lực; đưa ra các phương án giải quyết hoặc tạo thành chuỗi kích cầu; đồng thời đưa ra các phương án giúp 2 bên cải thiện tình hình kinh doanh. Từ đó các doanh nghiệp đã thành công trong việc sống sót và tồn tại sau đại dịch. Vì thế, việc liên kết và hợp tác để cùng đưa ra hướng giải quyết là một trong những việc rất hiệu quả đối với các doanh nghiệp trong thời điểm kinh doanh mùa dịch.
Bài học 2: Giải quyết vấn đề bằng cách đầu tư cho công nghệ, dữ liệu, quy trình và chuyển đổi số
Phân tích một cách đơn giản trong đợt dịch vừa qua. 1 phần việc lây lan dịch bệnh trong cộng đồng là do người dân không nắm bắt tình hình nhanh chóng. Dẫn đến tình trạng chậm trễ thông tin; không cập nhật tình hình lây lan và làm cho việc hình thành ý thức ở mức chậm. Bên cạnh đó, họ cũng không kiểm soát được liệu mình có bị “lây nhiễm” hay không? Điều này nói lên rằng, việc đẩy mạnh phát triển công nghệ, dữ liệu sẽ giúp chúng ta dễ dàng nắm bắt được tình hình hơn. Từ đó sẽ chủ động phòng tránh và giảm nguy cơ lây nhiễm rất nhiều.
Vậy đối với 1 doanh nghiệp cần phải làm gì khi kinh doanh mùa dịch? Dựa trên các động thái của những doanh nghiệp hàng đầu vẫn đang sống ổn và sống vẫn phát triển trong đại dịch; chúng ta hiểu rằng cần phải đầu tư vào công nghệ, chuyển đổi số. Cụ thể như thế nào?
Cần có 1 bộ máy quy trình tự động hóa để đảm bảo tất cả các khâu được tiến hành liền mạch và không có sai sót. Bên cạnh đó cần phát triển hệ thống quản lý dữ liệu; nhất là trong việc giao tiếp công việc dễ dàng nhờ tính bảo mật cao. Sẽ mất kha khá thời gian để làm nên 1 hệ thống với sự can thiệp lớn của công nghệ; thế nhưng khi chúng ta hoàn thành nó thì nó doanh nghiệp sẽ được 1 lợi thế vững chắc trên thị trường.
Bài học 3: Điều chỉnh giá và các chương trình khuyến mại trong kinh doanh mùa dịch
Sẽ có những sự thay đổi lớn trong nguồn cung cũng như nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng. Đối với 1 số ngành nghề nhất định sẽ chiếm lợi thế lớn như: y tế; dịch vụ chăm sóc sức khỏe; dịch vụ vệ sinh,… đánh mạnh vào việc phục vụ cho sức khỏe hoặc công cuộc phòng chống dịch bệnh.
Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp không kinh doanh các mặt hàng liên quan sẽ như thế nào? Liệu có bị thụt lùi so với các ngành chiếm lợi thế hay không? Không thể nói đến các công ty chịu ảnh hưởng to lớn như: ngành du lịch; nhà hàng; khách sạn, hoặc các lĩnh vực bán lẻ khác,… Một trong những điều các doanh nghiệp phải làm hết sức căn bản và hữu dụng đó là điều chỉnh lại giá cả sao cho phù hợp với thị trường; phù hợp với nguồn cung cầu.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp của bạn cũng nên đẩy mạnh những dịch vụ đi kèm giúp hỗ trợ đến sức khỏe của khách hàng trong tình hình như thế này. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được lợi thế cũng như hỗ trợ công ty đưa ra một số giải pháp tối ưu nhất.
Tình hình dịch bệnh ở nước ta có thể nói rằng đang kiểm soát tốt so với các nước láng giềng. Tuy nhiên, hiện nay tình hình dịch dường như đã bùng phát trở lại; với chủng mới nguy hiểm hơn. Khiến các tỉnh thành gần như bị ảnh hưởng nặng nề. Vì thế, đứng về phía doanh nghiệp; hãy bỏ túi các kinh nghiệm trên đây để có thêm kiến thức đối đầu với nhiều rủi ro sắp tới để kinh doanh mùa dịch được thành công nhé! Chúc bạn thành công!
>>> Xem thêm: Năm 2021 nên kinh doanh gì thì hiệu quả, lợi nhuận cao