Trong giai đoạn công nghiệp hoá – hiện đại hoá ngày nay, môi trường kinh doanh ở Việt Nam đang dần đi vào quỹ đạo và có bước cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, nhắc đến người lãnh đạo kinh doanh của một công ty, người ta thường lảng tránh nhắc đến vai trò và vị thế kinh doanh cho phụ nữ.
Với tình hình đó, khi phụ nữ kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân phần lớn do định kiến của xã hội còn quá khắt khe, khiến họ không thật sự phát huy hết khả năng vốn có của mình.
Phụ nữ thức thời, thời 4.0
Ảnh hưởng của tình hình chung toàn xã hội, bên cạnh những khó khăn của nam giới, doanh nhân nữ còn nhiều rào cản và bị “bóc tách” các vấn đề như: Khó tiếp cận nguồn vốn, thiếu tài sản thế chấp, thiếu sự ủng hộ, hậu thuẫn từ chồng và gia đình, với những kỹ năng, kiến thức quản lý, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và công nghệ. Ngoài ra, còn khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực, tiếp cận thông tin về các quy định pháp luật, hội nhập, thị trường và các chương trình hỗ trợ…
Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến những hệ quả trên là do việc trọng nam hơn nữ trong các gia đình. Bên cạnh đó, gánh nặng công việc và gia đình cũng thường đặt lên vai người mẹ, người vợ và trẻ em gái, làm ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận, cập nhật thông tin, kết nối, giao lưu để học hỏi, nâng cao hoặc bổ sung kiến thức, kỹ năng với các vấn đề cân bằng giữa công việc kinh doanh và cuộc sống gia đình.
Trước tình hình đó, phần lớn phụ nữ ngày nay thức thời, nhận ra giá trị và cố gắng khẳng định bản thân, bỏ qua lối phân biệt lố bịch, định kiến xã hội lỗi thời. Phát huy hết sức giá trị vốn có của bản thân vào công cuộc kinh doanh, học tập và trau dồi kiến thức lẫn kỹ năng chuyên môn.
XEM THÊM: Phụ nữ hiện đại kiếm tiền là chuyện nhỏ
Tạo điều kiện kinh doanh cho phụ nữ thế nào?
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho phụ nữ tại Việt Nam, khi tham gia các hoạt động kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp.
Vì vậy, vai trò của tổ chức trung gian, hỗ trợ và tạo điều kiện kinh doanh cho phụ nữ cần phát huy vai trò phản biện chính sách, vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với Chính phủ một cách thực sự.
Điển hình, trong vài năm trở lại đây, một số doanh nghiệp lớn đã chủ động tham gia vào các hoạt động phát triển phụ nữ, có những sáng kiến mang tính chất toàn cầu áp dụng tại Việt Nam góp phần nâng cao năng lực phụ nữ trong doanh nghiệp và các hoạt động vì cộng đồng.
Nói tóm lại, nếu tin vào năng lực của phụ nữ, hãy trao cơ hội cho họ bằng những chính sách cởi mở, chương trình sáng tạo, kỹ năng cần thiết,… Khả năng cao sẽ giúp nữ giới luôn là những bông hoa ngày càng tỏa sáng, sẵn sàng chuyển mình mạnh mẽ trong cuộc cách mạng 4.0.
Nếu chủ đề bài viết Tạo điều kiện kinh doanh cho phụ nữ thời 4.0 hữu ích và hiệu quả. Mời bạn tham khảo các bài viết liên quan để có cái nhìn mới hơn, khác hơn và đúng hơn về các chủ đề Tài chính, Bất động sản… tại website Kinh tế chia sẻ.