Nhìn lại năm 2020 có thể nhận diện những động thái nổi bật trên thị trường đầu tư tài chính của Việt Nam đã đạt được trong một năm khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Vậy một năm qua thị trường trái phiếu ở Việt Nam có những gì nổi bật?
Thị trường trái phiếu có một năm tăng trưởng ngược dòng ấn tượng
Thị trường chứng khoán Việt Nam vượt qua năm dịch bệnh một cách ngoạn mục. Với sự hồi hồi phục mạnh mẽ, thanh khoản tăng cao kỷ lục; cùng với đó là sự tham gia mạnh mẽ của lớp nhà đầu tư mới. Đây là một kết quả vượt qua cả kỳ vọng
Sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư mới cũng đẩy thanh khoản thị trường tăng lên ngưỡng kỷ lục; với phiên giao dịch đạt gần 23.562 tỷ đồng trên hai sàn vào ngày 15-6-2020. Giá trị khớp lệnh cũng liên tục đạt hơn 10.000 tỷ đồng/phiên trong tháng 12-2020.
Thị trường phái sinh cũng lập kỷ lục về thanh khoản trong ngày 29-7-2020. Với khối lượng giao dịch đạt mức cao nhất 356.033 hợp đồng; khối lượng hợp đồng mở cao nhất đạt 52.767 hợp đồng vào ngày 10-11-2020.
Hợp đồng tương lai VN30 trong năm 2020 có khối lượng giao dịch bình quân đạt hơn 163.000 hợp đồng/phiên; tăng 84,27% so với bình quân năm 2019.
Về thị trường trái phiếu, có thể thấy thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục có thêm một năm “bùng nổ”; đặc biệt là trái phiếu phát hành riêng lẻ. Chỉ tính trong 11 tháng, tổng lượng phát hành thành công trái phiếu doanh nghiệp đã tăng tới gần 25% so với cả năm năm 2019.
Thị trường trái phiếu giao dịch diễn biến tích cực
Kỳ hạn phát hành bình quân trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ đạt khoảng 4,15 năm, tăng 0,15 năm so với năm 2019. Lãi suất phát hành bình quân trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đạt 9,38%/năm, tăng 0,47%/năm so với bình quân năm 2019.
Tổng dư nợ thị trường trái phiếu năm 2020 đạt khoảng 45,2% GDP ước thực hiện năm 2020, tăng 17,6% so với cuối năm 2019; trong đó dư nợ Trái phiếu Chính phủ là 27,7% GDP, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp là 15,1% GDP.
Giá trị giao dịch trái phiếu bình quân đạt 10.275 tỷ đồng/phiên, tăng 11,6% so với năm trước.
Khối lượng phát hành Trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng; trong đó nhiều doanh nghiệp đã phát hành với kỳ hạn dài từ 10 năm trở lên. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đã dần chuyển dịch sang kênh huy động vốn từ thị trường trái phiếu. Qua đó, giảm bớt áp lực huy động, cung ứng vốn của các ngân hàng thương mại theo chủ trương phát triển thị trường chứng khoán cân bằng hơn với thị trường tín dụng, ngân hàng.
>>> Xem thêm: Vốn 150tr nên kinh doanh gì hiệu quả và hợp xu hướng hiện nay
VsetGroup – Trái phiếu doanh nghiệp an toàn hàng đầu cho quý nhà đầu tư
Ngày 9 – 10/1 vừa qua, công ty Cổ phần Tập đoàn VsetGroup đã tham dự lễ Khai mạc Triển lãm và Khởi công Dự án xây dựng công trình Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC); được tổ chức tại khu công nghệ cao Hoà Lạc, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.
Chương trình do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì; có sự tham gia của các cơ quan Đảng, Quốc hội, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, đại diện các trường đại học và doanh nghiệp, viện nghiên cứu.
Theo đó, NIC được thành lập theo Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 02/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ; là đơn vị trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm thực hiện hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp. Góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ. Việc thành lập NIC là một bước đi mạnh mẽ của Chính phủ; nó cụ thể hóa Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương; chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
VsetGroup vinh hạnh và tự hào góp mặt trong chương trình này. Tại VsetGroup, hoạt động đổi mới, sáng tạo, nhất là số hoá luôn được tập đoàn quan tâm, ưu tiên hàng đầu. Trong năm qua, VsetGroup đã tập trung chuyển đổi công nghệ số hoá bằng nhiều năm trước cộng lại; kế hoạch sẽ phát triển thêm nguồn lực; tiếp tục áp dụng chuyển đổi số hoá vào việc vận hành bộ máy; quản lý hệ thống để ngày một hoàn thiện hơn.
Đăng ký tư vấn miễn phí tại đây: