Theo nhiều thông tin dự báo, thị trường trái phiếu Việt Nam trong năm 2021 vẫn sẽ sôi động bởi khung pháp lý cho thị trường TPDN có những thay đổi quan trọng; tuy nhiên sức nóng sẽ giảm so với năm 2020.
Thị trường trái phiếu Việt Nam ảnh hưởng bởi khung pháp lý có nhiều thay đổi
SSI cho biết năm 2021, khung pháp lý cho thị trường TPDN có nhiều thay đổi quan trọng. Cùng với Luật Chứng khoán 2019, một loạt văn bản pháp luật liên quan đến thị trường TPDN cũng được ban hành và có hiệu lực.
Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ; Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán; Thông tư 122/TT-BTC hướng dẫn chế độ công bố thông tin và báo cáo theo quy định tại 153/2020/NĐ-CP.
Có thể thấy, các quy định về điều kiện phát hành TPDN riêng lẻ gây cản trở nhiều nhất tại Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (Nghị định 81) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2020 đã được gỡ bỏ.
Áp lực điều chỉnh trong ngắn hạn
Theo thống kê của Bộ Tài chính, trong năm 2020, khối lượng phát hành trái phiếu tại thị trường trong nước tăng 29% so với năm 2019 đạt khoảng 430.000 tỷ đồng; trong đó, phát hành riêng lẻ chiếm 93,4% tổng khối lượng phát hành, tăng 30,4% so với năm 2019; phát hành ra công chúng tăng 33% so với năm 2019.
Tính trong giai đoạn 2017-2020, tốc độ tăng trưởng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt bình quân 48%/năm.
Tuy vậy, sau khi Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp có hiệu lực từ tháng 9/2020; hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã giảm tới 17% so với cùng kỳ năm trước.
Các chuyên gia cho rằng, các quy định mới này đã góp phần hoàn thiện khung pháp lý về phát trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp, minh bạch hơn; làm rõ điều kiện cũng như trách nhiệm các thành viên tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp…
Sức nóng của thị trường trái phiếu Việt Nam sẽ giảm
Các nhà phân tích SSI cho rằng, so với năm 2020, sức mua của các nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân sẽ giảm bớt do không ít nhà đầu tư không đáp ứng yêu cầu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất tiền gửi thấp, chỉ từ 4,5-5,5%/năm với kỳ hạn 12 tháng; dự kiến vẫn tiếp tục duy trì ít nhất là trong nửa đầu năm 2021 và có thể chỉ nhích nhẹ vào nửa cuối năm.
Ở mức lãi suất này, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp đang mang lại tỷ suất sinh lời cao hơn từ 2-5%/năm so với tiền gửi nên vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn. Môi trường lãi suất thấp vẫn là động lực cơ bản thúc đẩy cả thị trường sơ cấp và thứ cấp TPDN tăng trưởng.
Dự thảo quy định tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu của tổ chức phát hành có phát sinh nợ xấu trong 12 tháng gần nhất (tại tất cả các tổ chức tín dụng); không được mua lại trái phiếu đã bán; trái phiếu phát hành cùng lô/đợt với trái phiếu đã bán trong vòng 12 tháng; không được bán trái phiếu doanh nghiệp cho các công ty con.
Nhiều triển vọng về dài hạn
Trong một báo cáo gần đây của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS). Với bối cảnh kinh tế vĩ mô ổn định được duy trì; trong đó tăng trưởng kinh tế được dự báo ở mức khả quan, thì nhu cầu huy động vốn là thiết yếu đối với các doanh nghiệp.
Bối cảnh lãi suất được kỳ vọng tiếp tục giảm; sau đó duy trì ở mặt bằng thấp là động lực cho doanh nghiệp tái cấu trúc vốn; tận dụng huy động trái phiếu doanh nghiệp.
Thị trường đã chứng kiến số lượng doanh nghiệp cùng số đợt phát hành tăng nhanh trong năm 2020. Đây là cơ sở để kỳ vọng TPDN là vẫn kênh huy động vốn được nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn trong thời gian tới.