Phát hành trái phiếu bất động sản là một trong những phương án giúp doanh nghiệp huy động vốn để phát triển dự án. Nhu cầu huy động vốn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp rất lớn; trong đó có doanh nghiệp bất động sản khi kênh tín dụng bị siết chặt.
Trái phiếu bất động sản có mức độ rủi ro cao
Các nhà đầu tư cá nhân không biết là tiền huy động từ các đợt phát hành trái phiếu có được sử dụng đúng mục đích hay không. Họ sẽ có rất ít khả năng để phân tích chỉ tiêu tài chính và nắm bắt được khả năng trả nợ của nhà phát hành. Chính vì thế, rủi ro của trái phiếu bất động sản là rất cao. Có một số trái phiếu mới phát hành còn được bảo đảm bằng cổ phiếu. Nhưng khi doanh nghiệp phát hành mất khả năng trả nợ, việc tài chính gặp rủi ro; thì giá cổ phiếu trên sàn sẽ giảm sâu hoặc không còn giá trị.
Thị trường trái phiếu bất động sản hiện tại vẫn còn tình trạng “vàng thau lẫn lộn”. Một số có tài sản thế chấp, nhưng trong phương pháp luận của xếp hạng tín nhiệm thì tài sản thế chấp không có giá trị nhiều; ngoại trừ với ngân hàng phát hành riêng lẻ.
XEM THÊM: Bí quyết lựa chọn trái phiếu an toàn
Khả năng trả lãi sẽ suy giảm vì dịch bệnh
Các doanh nghiệp bất động sản vẫn huy động lượng vốn lớn qua kênh trái phiếu; trong khi thực hiện dự án và triển khai bán hàng,… diễn ra rất chậm do ảnh hưởng của đại dịch. Đối với khối bất động sản, trong bối cảnh tỷ lệ phát hành trái phiếu của khối này luôn ở mức cao. Rất khó để định lượng được việc trả lãi của các doanh nghiệp phát hành trái phiếu sau đợt dịch Covid-19. Do bản chất của mỗi doanh nghiệp có khả năng trả gốc và lãi khác nhau.
Ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đối với hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ khiến áp lực đối với việc trả nợ bị đẩy lên cao hơn, làm tăng rủi ro vỡ nợ. Nếu doanh nghiệp phát hành trái phiếu vỡ nợ, khả năng mất trắng của nhà đầu tư là rất cao. Bởi rất nhiều trái phiếu doanh nghiệp bất động sản không có tài sản đảm bảo, không được bảo lãnh thanh toán. Ngay cả khi có, thì giá trị tài sản này thường cũng rất ảo.
Cân nhắc thận trọng trước khi đầu tư trái phiếu bất động sản
Phát hành trái phiếu thực chất là phát hành công cụ nợ, nghĩa là doanh nghiệp sẽ đi vay. Có hai điều phải lưu ý:
- Tới hạn của trái phiếu thì phải thanh toán vốn gốc;
- Nếu doanh nghiệp trả lãi hàng tháng, bán niên hay cuối kỳ thì phải chịu mức lãi suất cố định.
Nếu doanh nghiệp có thể quản trị dòng tiền tốt, họ sẽ phát hành trái phiếu rất lớn để thâu tóm các quỹ đất và phát triển các dự án rất thần tốc. Sau đó sẽ bán sản phẩm như bán sỉ, bán khuyến mãi, liên kết ngân hàng để miễn lãi cho khách hàng,… để thanh khoản rất tốt. Họ sử dụng công cụ nợ nhiều nhưng lại không lo về dòng tiền. Dù gặp khó khăn do dịch bệnh nhưng rủi ro vỡ nợ ngắn hạn có thể chưa tăng; khi dịch bệnh được kiểm soát, bất động sản được dự đoán sẽ hồi phục.
Tuy nhiên, nhà đầu tư cần cân nhắc về năng lực cũng như tính minh bạch của các doanh nghiệp. Cần thận trọng khi phân tích xem doanh nghiệp nào có thể duy trì tốt trong đại dịch; sẽ có những công ty vượt qua được khoảng thời gian khó khăn này.
>>> XEM THÊM TIN MỚI:
Trái phiếu chuyển đổi có phải là khoản đầu tư sinh lời tốt nhất hiện nay?
Các loại trái phiếu – Đầu tư trái phiếu nào là hiệu quả ở Việt Nam ta?
Đánh giá rủi ro tiềm ẩn của trái phiếu bất động sản