Trái phiếu hay cổ phiếu có rất nhiều loại và đặc điểm khác nhau giữa mỗi loại. Với trái phiếu thì trái phiếu chuyển đổi là gì (TPCĐ), là một loại nổi bật mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần tìm hiểu rõ. Để nắm được chi tiết những kiến thức xoay quanh về loại trái phiếu này, mời các nhà đầu tư cùng kinhtechiase.info theo dõi đến cuối bài viết sau đây để có thêm những kiến thức hữu ích để đầu tư hiệu quả và thông minh.
Trái phiếu chuyển đổi là gì?
Trái phiếu chuyển đổi là gì? Là loại trái phiếu được phân loại dựa theo tính chất của trái phiếu (gồm trái phiếu có quyền mua cổ phiếu, trái phiếu có tính chuyển đổi, trái phiếu có thể mua lại). Về bản chất, trái phiếu có tính chuyển đổi là loại chứng khoán nợ được quyền chuyển thành cổ phiếu trong một thời điểm cụ thể trong tương lai.
TPCĐ thường có quy định mức lãi suất thanh toán khá thấp; nhưng nó giúp nhà đầu tư đạt được khoản lợi nhuận lớn hơn khi nó được chuyển đổi thành cổ phiếu thường của công ty phát hành.
Đây là loại chứng khoán kết hợp giữa cổ phiếu và trái phiếu do một doanh nghiệp phát hành. Khi bạn nắm giữ loại trái phiếu này, bạn được trao quyền mua cổ phiếu nhưng không cần có trách nhiệm buộc phải mua nó trong tương lai.
Nhằm thu hút các nhà đầu tư, khi thị trường trái phiếu bị suy thoái; doanh nghiệp tiến hành bổ sung và phát hành TPCĐ cùng mức lãi suất thấp; nhà đầu tư được nắm giữ đến khi đáo hạn để nhận lãi suất; hoặc chuyển thành cổ phiếu dựa theo quy định của tổ chức phát hành.
Những đặc điểm của trái phiếu chuyển đổi
Mặc dù được quan tâm và yêu thích bởi hầu hết nhà đầu tư. Nhưng việc nắm rõ các đặc điểm cơ bản của nó sẽ giúp bạn đưa ra được lựa chọn tốt hơn. Và trái phiếu chuyển đổi có đặc tính sau:
Tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ này cho biết một trái phiếu sẽ được chuyển đổi thành bao nhiêu cổ phiếu; và nó được thể hiện dưới dạng mức giá hoặc tỷ số chuyển đổi. Về thông tin này sẽ được các Công ty Cổ phần ấn định ngay từ khi phát hành trái phiếu.
Ví dụ, một nhà đầu tư mua TPCĐ với tỷ lệ chuyển đổi là 10:1; thì nghĩa giá trị 1 trái phiếu có thể đổi thành 10 cổ phiếu. Ngoài ra, cổ phiếu này cũng có thể được ấn định ở mức 20%; nghĩa là nếu NĐT chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, họ cần mua cổ phiếu thường tại thời điểm phát hành với mức giá là 120%.
Thời hạn chuyển đổi của trái phiếu chuyển đổi là gì?
Thời hạn này sẽ rất đa dạng và do công ty quy định. Nó sẽ tùy theo các tính toán và quyết định từ mỗi công ty. Có loại trái phiếu có thể chuyển đổi vào bất cứ lúc nào; cũng có loại chỉ được chuyển đổi vào một vài thời điểm nhất định.
Lãi suất
Tương tự như các loại trái phiếu thông thường, NĐS sẽ nhận được lãi suất định kỳ khi được sở hữu trái phiếu chuyển đổi. Tuy nhiên, mức lãi suất này sẽ thấp hơn những loại trái phiếu khác.
Chuyển đổi bắt buộc
Doanh nghiệp được quyền thu hồi lại số TPCĐ đã phát hành với mức giá nhất định. Trường hợp này sẽ xảy ra khi giá cổ phiếu tăng cao hơn giá trị nó có thể đạt được vào ngay thời điểm trái phiếu được mua lại hoặc đang bị thu hồi. Đặc điểm này giúp hạn chế được khả năng tăng giá quá cao của TPCĐ.
Ưu và nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi là gì
Việc nắm được ưu nhược điểm của loại trái phiếu này sẽ giúp các nhà đầu tư có thêm căn cứ khi quyết định có nên đầu tư hay không; cũng như tính toán được phần lợi nhuận sẽ nhận được. Dưới đây kinhtechiase.info phân tích mặt lợi ích và hạn chế của hình thức TPCĐ đổi với 2 đối tượng doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư.
Đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi là gì
Lợi ích
- Giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn được huy động từ thị trường; trong thời điểm không được thuận lợi huy động từ việc phát hành trái phiếu và cổ phiếu phổ thông.
- Doanh nghiệp có thể thu hút được số vốn với mức chi phí thấp; vì lãi suất TPCĐ thấp hơn so với trái phiếu thường.
- Thông qua việc chuyển đổi trái phiếu từ các trái chủ; cấu trúc vốn của doanh nghiệp cũng được cải thiện tốt hơn.
Hạn chế của trái phiếu chuyển đổi đối với doanh nghiệp phát hành
- Trong việc tổ chức nguồn vốn, doanh nghiệp sẽ rơi vào thế bị động; do quyền quyết định chuyển đổi của trái phiếu thuộc vào người nắm giữ.
- Khi công ty có khả năng thu về lợi nhuận lớn thì số lượng các cổ đông mới sẽ tăng lên; điều này do các trái chủ chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu sở hữu. Theo đó những cổ đông cũ sẽ phải chia sẻ thu nhập và quyền kiểm soát cho các cổ đông mới. Việc này đồng thời cũng đem đến bất lợi là khi giá trị của cổ phiếu bị chia ra thành nhiều phần nhỏ vì pha loãng quyền sở hữu sẽ khiến cho doanh nghiệp khó khăn trong việc đi thu hút nhà đầu tư mới.
- Trong khi phần cổ tức trả bằng cổ phiếu được trích từ các khoản lợi nhuận sau thuế của công ty; thì thu nhập của trái phiếu bị tính vào phần chi phí của công ty; nên sẽ được khấu trừ từ phần thu nhập chịu thuế của công ty đó. Điều này sẽ dẫn đến việc công ty bị tăng thu nhập chịu thuế; đồng thời làm giảm thu nhập sau thuế khi chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu. Bên cạnh đó chi phí của doanh nghiệp cũng bị tăng một cách thụ động.
Đối với nhà đầu tư
Lợi ích của trái phiếu chuyển đổi đối với nhà đầu tư
- Trái chủ sẽ được đảm bảo về quyền hưởng lợi nhuận cố định khi chưa thực hiện về quyền chuyển đổi trái phiếu; và không phải chịu các rủi ro từ những hoạt động của doanh nghiệp.
- Nhà đầu tư có cơ hội hưởng được nhiều lợi nhuận hơn khi giá của cổ phiếu doanh nghiệp đó tăng.
Hạn chế
- Trái chủ chỉ thu về khoản lợi tức lãi suất thấp hơn so với lãi suất trái phiếu thường khi TPCĐ họ nắm giữ chưa được hoặc không có cơ hội chuyển đổi.
- NĐT có khả năng bị thiệt hại khá lớn nếu sở hữu TPCĐ trong thời gian dài; khiến nguồn vốn bị “đóng băng” và không đem về tỷ suất sinh lời như mong muốn.
Điểm khác biệt giữa trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu không chuyển đổi là gì?
Đặc điểm lớn nhất khi phân biệt TPCĐ với các loại trái phiếu khác là quyền được chuyển đổi thành cổ phiếu từ tổ chức phát hành. Đây là điểm thu hút nhiều nhà đầu tư trong trường hợp thị trường có biến động xấu ảnh hưởng tới thu nhập đến từ trái phiếu.
Tuy nhiên, so với trái phiếu được phép chuyển đổi thì các loại trái phiếu thông thường có được mức lãi suất cao hơn; giúp tăng thu nhập cho những ai nắm giữ. Nếu NĐT mong muốn nhận được một khoản lời lớn thì TPCĐ thực sự không phải là lựa chọn tối ưu. Còn nếu nhà đầu tư hy vọng về giá trị cổ phiếu sau khi chuyển đổi; thì loại trái phiếu này là không thể bỏ qua.
Nói chung, đây vẫn là loại chứng khoán đáng để rót tiền; vì tính an toàn cũng như các lợi ích mang lại cho NĐT đã liệt kê ở phần trên. Tham gia đầu tư thị trường chứng khoán có rất nhiều lựa chọn; quan trọng là chiến lược của mỗi người mà sẽ có được quyết định cho phù hợp nhất.
Có thể bạn sẽ cần!
So sánh đầu tư trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu không chuyển đổi
Điều kiện để phát hành trái phiếu được chuyển đổi
Để phát hành được trái phiếu chuyển đổi là gì? Dựa theo quy định tại Nghị định 163/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành vào ngày 04/12/1018; để phát hành TPCĐ thì doanh nghiệp cần tuân thủ và có đầy đủ 2 điều kiện sau:
- Chủ thể phát hành: là Công ty Cổ phần được thành lập hợp pháp; đã được cấp phép Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp; hoặc các giấy tờ hợp pháp khác.
- Thời gian hoạt động của công ty: Công ty Cổ phần cần có thời gian hoạt động ít nhất từ 1 năm; và được xác định dựa theo ngày cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
Lời kết
Trước khi đưa ra được quyết định mua trái phiếu; thì nhà đầu tư cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về đơn vị phát hành. Bao gồm: Tình hình kinh doanh; những báo cáo tài chính, báo cáo trả lãi cho các đợt phát hành trái phiếu trước đó; nhằm đảm bảo độ an toàn đối với các kết quả đầu tư của mình.
Hy vọng với những thông tin trên, nhà đầu tư đã có được các kiến thức bổ ích về trái phiếu chuyển đổi là gì? nói riêng, và thị trường tài chính nói chung. Việc ưu ái lựa chọn hay từ chối đầu tư sẽ phụ thuộc vào điều kiện và mục đích cá nhân từ bạn. Chúc bạn có được quyết định đầu tư hiệu quả nhất. Đọc thêm nhiều tin tức mới tại kinhtechiase.info ngay!
Bài viết hot khác, đọc ngay!
Mua trái phiếu doanh nghiệp ở đâu an toàn?
So sánh trái phiếu và gửi tiết kiệm về an toàn sinh lợi trong năm 2022