Trái phiếu doanh nghiệp là một thuật ngữ phổ biến trên thị trường chứng khoán với hầu hết các nhà đầu tư. Đây được coi là một kênh đầu tư tiền nhàn rỗi hiệu quả vì có lãi suất cao, rủi ro lại chỉ ở mức trung bình. Vậy trái phiếu doanh nghiệp là gì, muốn đầu tư an toàn phải lưu ý những vấn đề nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé.
Trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Trái phiếu doanh nghiệp là một loại chứng khoán do doanh nghiệp phát hành dưới dạng bút toán ghi sổ hoặc chứng chỉ. Đây là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành; và thường có kỳ hạn từ 01 năm trở lên.
Khi bạn quyết định mua trái phiếu của một doanh nghiệp/công ty nào đó; thì có nghĩa bạn đang là chủ nợ của họ. Vì vậy, công ty đó sẽ có nghĩa vụ phải thanh toán đầy đủ cả gốc lẫn lãi theo quy định cho chủ sở hữu trái phiếu khi đến kỳ hạn.
Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Trái phiếu doanh nghiệp cũng mang những đặc điểm đặc trưng của hầu hết các loại trái phiếu. Điểm khác biệt lớn nhất chính là đối tượng phát hành. Chi tiết về những đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp cụ thể gồm có: lãi suất, kỳ hạn, mệnh giá và hình thức trái phiếu.
Quy định về lãi suất của trái phiếu thường sẽ cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm. Chúng ta có thể tận dụng số tiền lãi suất được nhận định kỳ để tái đầu tư kiếm thêm những khoản lời khác nữa.
Phân loại trái phiếu doanh nghiệp
Hiểu rõ trái phiếu doanh nghiệp là gì và cách phân loại chúng giúp nhà đầu tư hình dung chính xác về từng loại trái phiếu. Từ đó, việc đưa ra lựa chọn đầu tư sao cho phù hợp với nhu cầu và chiến lược cũng dễ dàng hơn. Trái phiếu doanh nghiệp sẽ phân ra thành nhiều loại được niêm yết hoặc không được niêm yết trên thị trường, cụ thể như sau:
- Dựa theo hình thức: Trái phiếu ghi danh và trái phiếu vô danh.
- Dựa vào lãi suất: Lãi suất cố định, lãi suất thả nổi và lãi suất bằng 0.
- Dựa vào tính chất: Trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu có thể mua lại và trái phiếu có quyền mua cổ phiếu.
Nếu trái phiếu được đăng ký và lưu ký đầy đủ tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán; thì có nghĩa là đã được niêm yết. Sau đó, loại trái phiếu này sẽ được giao dịch rộng rãi trên các sàn chứng khoán tập trung (HNX và HSX). Và quá trình giao dịch phải luôn tuân theo quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán niêm yết.
Còn những loại trái phiếu không bị ràng buộc bởi chính sách pháp lý; mà tiến hành giữa các nhà đầu tư theo nguyên tắc “thuận mua, vừa bán”. Thì đây được gọi là trái phiếu phi tập trung hoặc trái phiếu OTC; vì chúng xuất hiện chủ yếu trên thị trường OTC.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay
Thời gian qua, phần lớn nhà đầu tư cá nhân nhận được các thông tin bất cân xứng khi tham gia giao dịch. Điều này dẫn đến việc phải chấp nhận những rủi ro quá mức khi mua trái phiếu doanh nghiệp; và hậu quả là sự đổ vỡ trên thị trường. Vấn đề nhà đầu tư cá nhân không chuyên nghiệp mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ đã trở thành vấn đề chung của toàn xã hội.
Trong 7 tháng đầu năm nay, số liệu từ Bộ Tài chính cho thấy nhà đầu tư cá nhân đã mua trực tiếp 11.11% lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong kỳ; tương đương là khoảng 28.4 nghìn tỷ đồng. Nếu tính thêm các giao dịch trên thị trường thứ cấp và phần được các công ty chứng khoán mua và bán lại; thì tổng giá trị nhà đầu tư cá nhân đã đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian vừa qua có thể lên đến 88 nghìn tỷ đồng hoặc hơn.
Dường như ánh hào quang của trái phiếu doanh nghiệp như một công cụ đầu tư an toàn và lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm đang dần tắt. Cuối năm nay và sang năm 2023, cảnh báo của các cơ quan nhà nước sẽ liên tục được đưa ra về những rủi ro liên quan; tránh để người dân mắc bẫy lừa đảo khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Đọc ngay!!!
Những quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Để xác định tổ chức phát hành và loại trái phiếu đang lưu hành có đúng luật hay không. Thì quy định cụ thể về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ được ghi rõ trong văn bản pháp luật hiện hành, như sau:
- Chỉ những doanh nghiệp là Công ty cổ phần hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn, có giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương tự để chứng minh tại cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền.
- Những doanh nghiệp này phải bảo đảm hoạt động tuân thủ đúng quy định phát hành trái phiếu; cũng như các quy định pháp luật chuyên ngành khác.
- Doanh nghiệp đó cần có báo cáo chi tiết về tình hình thanh toán lãi trong những đợt phát hành gần nhất; luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình.
Hiện nay, Việt Nam có 2 sàn giao dịch chứng khoán ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các doanh nghiệp có nhu cầu phát hành trái phiếu, tiến hành đăng ký niêm yết trực tiếp sẽ tại 2 sàn này. Để kiếm được khoản thu nhập tốt nhất, mọi người nên tham khảo thật kỹ lưỡng trước khi quyết định đăng ký mua và nắm giữ trái phiếu.
So sánh trái phiếu doanh nghiệp với cổ phiếu và tiền gửi
Bởi lý do còn khá nhiều người bị nhầm lẫn giữa trái phiếu doanh nghiệp là gì, cổ phiếu và tiền gửi. Nên để lựa chọn hướng đi phù hợp với nhu cầu và mục đích đầu tư; bạn cần phân biệt 3 hình thức đầu tư trên.
Dưới đây là bảng so sánh của kinhtechiase.info để bạn hiểu rõ hơn:
ĐẶC ĐIỂM |
TRÁI PHIẾU DN | CỔ PHIẾU | TIỀN GỬI |
Vai trò của NĐT | Trái chủ | Cổ đông | Người gửi tiền |
Lợi nhuận | Biết trước lãi suất theo quy định của DN phát hành trái phiếu | Tùy vào sự biến động giá của cổ phiếu | Biết trước lãi suất cố định |
Rủi ro | Doanh nghiệp không thể trả lãi và vốn | Cổ phiếu bị mất giá | Ngân hàng bị phá sản |
Khả năng chuyển nhượng | Mức độ tùy từng loại | Cao | Rất thấp |
Kỳ hạn | Dài từ 2-10 năm | Không có | Dưới 1 năm |
Khả năng bảo toàn vốn | Trung bình | Thấp | Cao |
Cách rút tiền | Nhận lãi định kỳ, hoàn vốn khi đáo hạn | Bán trên thị trường thứ cấp | Nhận gốc và lãi khi đáo hạn |
Yếu tố cần quan tâm | Chọn DN có tình hình kinh doanh ổn định, đảm bảo trả đủ | Chọn DN có tiềm năng phát triển lâu dài | Chọn ngân hàng có lãi phù hợp |
Mua trái phiếu doanh nghiệp qua ngân hàng có an toàn không?
Hiện nay, có rất nhiều trái phiếu doanh nghiệp được ngân hàng hỗ trợ phát hành. Ngân hàng có cam kết phân phối hoặc cam kết bảo lãnh trái phiếu của doanh nghiệp phát hành. Nhưng việc ngân hàng chào mua trái phiếu doanh nghiệp có thể gây ra hiểu lầm hoặc hiểu chưa đầy đủ về trách nhiệm của doanh nghiệp với trái phiếu. Nhà đầu tư thường sẽ có suy nghĩ rằng trái phiếu này đã thông qua kiểm tra; khiến nhà đầu tư an tâm và nhanh chóng đưa ra quyết định mua trái phiếu.
Trên thực tế thì ngân hàng chỉ là bên cung cấp dịch vụ và nhận phí từ doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Họ sẽ không hề chịu bất kỳ trách nhiệm nào về việc doanh nghiệp đó có hoàn trả được gốc, lãi khi đến hạn hay không. Rủi ro của trái phiếu vẫn là rủi ro của doanh nghiệp phát hành chúng. Trừ trường hợp ngân hàng đứng ra để bảo lãnh thanh toán. Nghĩa là khi nhà phát hành không đủ khả năng trả, ngân hàng sẽ thực hiện trách nhiệm bảo lãnh trả nợ thay cho nhà phát hành. Vì vậy, nhà đầu tư nên mua trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng sẽ chắc chắn an toàn hơn.
Có nên mua trái phiếu doanh nghiệp hay không?
So với cổ phiếu, trái phiếu được đánh giá là có mức an toàn cao hơn và rủi ro thấp hơn. Bạn sẽ luôn duy trì được nguồn thu nhập của mình trong dài hạn. Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp đảm bảo người giao dịch có thể thu hồi vốn; trong khi cổ phiếu thì không thể. Được nhiều người tin tưởng lựa chọn là nơi gửi gắm tiền; vậy những lợi ích được mang đến từ trái phiếu doanh nghiệp là gì:
- Lãi suất nhận được hàng tháng cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm.
- Mức độ rủi ro thấp hơn cổ phiếu, vì trường hợp chẳng may công ty bị phá sản thì doanh nghiệp sẽ ưu tiên thanh toán nợ cho trái chủ trước mới tới các cổ đông.
- Dễ dàng trao đổi, mua đi bán lại với mức lãi suất thực nhận trong thời gian đầu tư; bởi chúng có tính thanh khoản cao.
- Lãi suất có thể được thanh toán định kỳ để tái đầu tư.
- Nếu giá của trái phiếu tăng, thì lãi suất sẽ có thể được thêm vào giá vốn.
Lợi tức cố định của trái phiếu chính là điểm kém thu hút nhà đầu tư nhất. Nếu thị trường phát triển tốt, cổ đông sẽ nhận thu nhập cao hơn; trong khi trái chủ vẫn chỉ nhận được khoản thu nhập cố định. Nhưng bạn vẫn có thể sử dụng trái phiếu như một công cụ đầu tư; giúp phân tán rủi ro của toàn bộ danh mục sản phẩm và thực hiện mục tiêu lâu dài đã đề ra. Đây là công cụ giúp phòng tránh những diễn biến từ khủng hoảng thị trường, đảm bảo an toàn nguồn vốn cho chủ đầu tư.
Có thể bạn sẽ cần!
Mua trái phiếu doanh nghiệp ở đâu an toàn?
Kết luận
Với những thông tin trên, hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về trái phiếu doanh nghiệp là gì cùng những vấn đề liên quan. Tùy vào mục tiêu sinh lời và khả năng chấp nhận rủi ro; cộng với tình hình thực tế của thị trường mà bạn có thể cân nhắc đầu tư. Bạn không thể ngay lập tức trở thành chuyên gia đầu tư chứng khoán; nên hãy cố gắng thu thập kiến thức và kinh nghiệm để kết quả đầu tư tốt nhất. Chúc bạn thành công. Đón chờ các tin tức hot ngay tại kinhtechiase.info!!!
Bài viết hot khác, đọc ngay!
Trái phiếu scb và những thông tin nhà đầu tư nên biết
Mua trái phiếu ở đâu? Những lưu ý khi mua trái phiếu doanh nghiệp