Đã bao giờ bạn bắt gặp cụm từ đầu tư chứng quyền có đảm bảo và thắc mắc rằng khái niệm bảo đảm đầu tư là gì chưa? Cùng tìm hiểu ngay khái niệm này trong bài viết bên dưới để hiểu và rõ hơn về những cam kết của Nhà nước đối với các nhà đầu tư nhằm tạo sự an toàn về mặt pháp lý.
Bảo đảm đầu tư và ưu đãi đầu tư là gì?
Bảo đảm vốn đầu tư là gì?
Đây là những cam kết của Nhà nước đối với các nhà đầu tư (NĐT). Điều này nhằm tạo sự an toàn về mặt pháp lý đối với các tài sản, vốn đầu tư, thu nhập cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp khác khi họ tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Các biện pháp bảo đảm đầu tư là gì?
Bảo đảm quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và tài sản.
Nhà nước không quốc hữu hóa cũng như không tịch thu bằng biện pháp hành chính với vốn và tài sản hợp pháp của NĐT. Trong trường hợp cấp thiết, Nhà nước sẽ quyết định trưng mua hoặc trưng dụng tài sản của NĐT thì NĐT sẽ được bồi thường theo thời giá thị trường; ngoài ra NĐT sẽ được tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư vào lĩnh vực, địa bàn thích hợp;
Bảo đảm giải quyết thỏa đáng quyền lợi của NĐT khi có thay đổi về pháp luật. Trong trường hợp vì thay đổi quy định của pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng, thiệt hại đến lợi ích của NĐT thì NĐT được bảo đảm thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 13 của Luật Đầu tư.;
Bảo đảm quyền tự do sử dụng nguồn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Nguồn thu từ các hoạt động đầu tư sau khi hoàn tất các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật đều sẽ được chuyển ra nước ngoài các khoản lợi nhuận, vốn đầu tư cùng các khoản thanh toán và tài sản khác;
Bảo đảm giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các hoạt động kinh doanh.
XEM THÊM: Nhà đầu tư f0 là gì – Mặt trái của nhà đầu tư này là gì?
Ưu đãi đầu tư là gì?
Ưu đãi đầu tư là ưu đãi mà Nhà nước dành cho NĐT khi họ đầu tư vào lĩnh vực/ địa bàn được khuyến khích. Mục đích là nhằm tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nó phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Nhà nước có thể áp dụng ưu đãi đầu tư trong các chính sách về thuế; tín dụng, chính sách về sử dụng đất đai và tài nguyên; chính sách xuất/ nhập khẩu; ngoài ra còn có các ưu đãi khác. Căn cứ vào sự quy hoạch và định hướng phát triển trong từng thời kỳ cụ thể, Chính phủ sẽ quy định:
- Danh mục ngành, nghề của từng lĩnh vực được ưu đãi đầu tư;
- Danh mục địa bàn được ưu đãi đầu tư;
- Các tiêu chuẩn về trình độ công nghệ và quy mô sử dụng lao động.
- Các quy định về mức ưu đãi đầu tư cụ thể.
Các biện pháp trong trường hợp không được tiếp tục áp dụng ưu đãi bảo đảm đầu tư là gì?
Thông thường, các NĐT thực hiện qua các bước sau để được xử lý
Bước 1: NĐT gửi yêu cầu bằng văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo đảm ưu đãi đầu tư tại các cơ quan có thẩm quyền. Văn bản được quy định tại Khoản 4 Điều 13 Luật đầu tư. Bộ phận sẽ tiếp nhận, sau đó gửi phiếu hẹn trả kết quả cho cá nhân/tổ chức.
Bước 2: Ban quản lý quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm ưu đãi theo đề xuất của NĐT trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị; sau đó chuyển kết quả cho Trung tâm phục vụ hành chính công tại tỉnh. Trong trường hợp vượt thẩm quyền thì trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và quyết định.
Bước 3: Ban Quản lý chuyển kết quả cho Trung tâm Phục vụ hành chính công.
Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cho cá nhân/tổ chức.
Các cách thức thực hiện khi có vấn đề về bảo đảm đầu tư là gì?
- Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh;
- Thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo quy định.
- Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của tỉnh.
Lời kết
Việc áp dụng các bảo đảm và ưu đãi đầu tư của Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển chung của kinh tế. Thông qua bài viết trên, hy vọng đã giúp cho các bạn hiểu hơn về khái niệm ưu đãi đầu tư; cũng như trả lời được câu hỏi bảo đảm đầu tư là gì.
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và những điều có thể bạn chưa biết
Đâu là kênh đầu tư 4.0 an toàn giữa muôn ngàn “cạm bẫy”?