Theo báo cáo uy tín, dù chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 suốt 2 năm vừa qua; nhưng ngành bán lẻ trong thị trường châu Á Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang có nhiều tín hiệu tích cực suốt nửa năm đầu 2022. Hứa hẹn một viễn cảnh tươi sáng hơn nhờ các xu hướng kinh doanh mới từ giờ đến cuối 2022. Cùng kinhtechiase.info xem ngay bài viết dưới đây nhé!
Bối cảnh chung thị trường ngành bán lẻ
Trong hơn 2 năm bùng phát dịch bệnh COVID-19 đã khiến các doanh nghiệp thuộc ngành bán lẻ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ Chính phủ ban hành quy định về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; cùng tỷ lệ tiêm chủng vắc xin ngày càng cao; ngành bán lẻ Việt Nam đang và sẽ dần phát triển hơn nữa với những khả năng thích ứng tốt, xu hướng kinh doanh mới có triển vọng lạc quan.
Nghiên cứu cụ thể hơn trong triển vọng ngành bán lẻ năm 2022; cho thấy xu hướng đầu tiên định hình trong thị trường bán lẻ là những cửa hàng vật lý sẽ được duy trì, phát triển và góp phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh; dù đại dịch đã đẩy nhanh sự thâm nhập của các sàn thương mại điện tử.
Nguyên nhân dễ hiểu, các kênh bán hàng trực tuyến dù có nhiều lợi thế, theo thời đại; nhưng vẫn không thể thay thế vị trí mua sắm trực tiếp – nơi mà người tiêu dùng dễ dàng trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ “thực” và chủ động cả thời gian mua, nhận hàng. Chính vì thế, dù xu thế kinh doanh trong tương lai gần có là gì; thì đa số nhà bán lẻ đều cũng không ngừng tìm kiếm những vị trí đẹp, đắc địa để mở rộng mô hình kinh doanh.
Đọc ngay nhé! Xu hướng kinh doanh hiện nay. Mặt hàng kinh doanh hot nhất thị trường
Cơ hội bứt phá mới của ngành bán lẻ
Với bối cảnh ngành bán lẻ tiếp tục và không ngừng chuyển dịch trong thời đại hiện nay; các doanh nghiệp cần thích nghi và liên tục cập nhật, thay đổi để duy trì lợi thế cạnh tranh; từ đó nắm bắt cơ hội về các xu hướng kinh doanh tương lai để bứt phá trong giai đoạn đặc biệt này.
Đầu tiên, trải nghiệm của khách hàng trở thành yếu tố lợi thế cạnh tranh sống còn. Các doanh nghiệp bán lẻ nên đầu tư hơn để đem đến cho khách hàng những hành trình mua sắm lý tưởng. Mỗi điểm chạm nên được thiết kế một cách cá nhân hóa; tạo ra các khoảnh khắc ấn tượng và chạm được đến cảm xúc đủ để thuyết phục được và giữ chân khách hàng; thay vì chỉ đơn điệu những chương trình ưu đãi giảm giá thông thường.
Bên cạnh đó, kinh doanh đa kênh cả online và offline cũng là xu thế tất yếu. Ngoài tập trung trải nghiệm người tiêu dùng một cách trực tiếp; hãy đồng thời nâng cao chất lượng thông tin tiếp cận và giao diện bắt mắt trên các trang online. Một chế độ chăm sóc khách hàng tại chỗ, “giao đi” đều phải trau chuốt thật hoàn hảo. Ngoài sản phẩm bán sẵn, dịch vụ là yếu tố hàng đầu để khách hàng quyết định chọn bạn hoặc đối thủ để đặt niềm tin. Hãy lưu tâm nhé.
Dự báo về thị trường bán lẻ và xu hướng kinh doanh mới trong thời gian tới; các chuyên gia nhận định, chúng ta vẫn đang tiếp tục trong hành trình phục hồi sau giai đoạn đầy thử thách. Khi ngành bán lẻ tiếp tục phát triển, các xu hướng kinh doanh hiện nay cũng đang mang lại nhiều cơ hội lớn. Phải hành động ngay bây giờ để nắm bắt thật nhiều thêm cơ hội có thể tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp. Nhìn chung, tương lai của ngành bán lẻ đến hết năm 2022 và tương lai đều khá xán lạn.
5 xu hướng kinh doanh mới trong ngành bán lẻ phát triển vượt bậc trong tương lai
Xu hướng kinh doanh mới đẩy mạnh bán hàng đa kênh (Omnichannel), kết hợp từ trực tuyến đến trực tiếp
Theo các kết quả khảo sát hành vi người tiêu dùng cho thấy; trong bối cảnh phải hạn chế đi lại, tụ tập nơi đông người nhằm phòng chống dịch bệnh; người tiêu dùng đã chuyển đổi hành vi tiêu dùng các kênh mua sắm trên cả 2 nhóm sản phẩm nhu cầu thiết yếu và không thiết yếu. Theo dõi chi tiết ảnh sau:
Các nhà bán lẻ Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt hành vi của người tiêu dùng; khai thác sâu những kênh trực tuyến, app bán hàng; tận dụng những kênh giao hàng và thúc đẩy tích hợp đa kênh. Nhờ sự chuyển đổi nhanh chóng, kịp thời đã giúp nhiều doanh nghiệp bán lẻ tăng trưởng doanh số qua kênh online (từ 100% đến 200%); đặc biệt tại thị trường Hà Nội và TP. HCM. Theo đó, có 66,7% doanh nghiệp trong khảo sát nhận định đại dịch COVID-19 đã tạo một cú hích đẩy lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam chuyển đổi số mạnh mẽ hơn; và đây cũng chính là tác động lâu dài của dịch bệnh tới ngành bán lẻ.
Xem ngay!
Xu hướng kinh doanh 2025. Nắm bắt công nghệ làm giàu nhanh chóng
M&A sẽ tiếp tục bùng nổ trong tương lai
Năm 2019, thị trường bán lẻ trong nước đã chứng kiến con số kỷ lục các vụ mua bán, sáp nhập (M&A); dòng vốn được dẫn dắt bởi những doanh nghiệp trong nước, với nhiều thương vụ nổi bật (như Saigon Co.op tiếp nhận 18 siêu thị Auchan; Vingroup chuyển nhượng toàn bộ mảng hàng bán lẻ tại Vincommerce sang cho Tập đoàn Masan). Điều này cho thấy các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã có sự bứt phá; ngày càng trưởng thành và đủ sức để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Hiệp định EVFTA tạo ra thách thức với ngành bán lẻ thị trường Việt Nam. Hơn 60% doanh nghiệp lĩnh vực bán lẻ có quy mô vừa và nhỏ; năng lực quản trị và khả năng cạnh tranh kém; có nhu cầu vốn lớn và sẵn sàng liên kết với những đối tác cùng ngành nghề khác để tiếp cận nguồn vốn, công nghệ quản lý tiên tiến từ các nước EU.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế và đáp ứng được nhu cầu dễ giành được thị phần thông qua những thương vụ M&A. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thành công. Hoạt động M&A giúp cả đôi bên tham gia đều có lợi; trong đó những doanh nghiệp nước ngoài sẽ nhanh chóng sở hữu thị phần, chuỗi cung ứng bán lẻ; và một lượng khách hàng hiện có của doanh nghiệp trong nước. Điều này hứa hẹn M&A lĩnh vực bán lẻ sẽ còn là xu hướng kinh doanh mới tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới.
Xu hướng kinh doanh mới – Phát triển mảng thương mại điện tử thành hệ sinh thái bền vững
Việc triển khai thành công bán lẻ đa kênh tích hợp thành hệ sinh thái bền vững cần dựa trên 4 trụ cột chính sau:
Các kênh bán hàng:
- Đánh giá cẩn thận khách hàng: nơi họ dành nhiều thời gian nhất và nơi những sản phẩm trong danh mục thường được bán;
- Các kênh: Website, sàn TMĐT, mạng xã hội, Cửa hàng thực – hoặc bất kỳ nơi nào sử dụng máy POS, B2B/Bán buôn….
Tiếp thị và quảng cáo:
- Chuẩn bị một chiến lược tiếp thị đa kênh thúc đẩy lưu lượng truy cập và bán hàng
- Truyền tải thông điệp phù hợp vào đúng thời điểm và đúng nơi
- Các kênh: Quảng cáo mua sắm, của Google, sàn TMĐT, Truyền thông xã hội, Email và SMS,…
Hoạt động & vận hành:
- Chìa khoá thành công là kết nối mọi thứ: đơn đặt hàng, quản lý sản phẩm, tồn kho, logistics và thực hiện;
- Quản lý tồn kho giúp tối ưu hóa chuỗi cung ứng; và không lỡ nhịp giữa các nền tảng bán hàng.
Vận chuyển và thực hiện:
- Nhà bán lẻ tùy chọn dùng phần mềm vận chuyển hoặc bên thứ ba
- Logistics và thực hiện là khía cạnh kỹ thuật của TMĐT; nhưng nó thực sự là phần mở rộng khác của các trải nghiệm khách hàng.
Ngoài ra, để sẵn sàng cho một hệ sinh thái bền vững; nền móng cho một xu hướng kinh doanh mới; cần xem xét 3 khía cạnh là doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng và người tiêu dùng.
Có thể bạn sẽ cần:
Kinh doanh gì thời đại 4.0 – Kinh doanh Online không cần vốn
Công nghệ RPA đem lại nhiều lợi ích tối ưu cho các nhà bán lẻ
Mỗi ngành nghề có mỗi nhu cầu khác nhau. Tuy nhiên, công nghệ tự động hóa có thể được áp dụng hầu hết cho các ngành bán lẻ; với thiết kế linh hoạt trong một chuỗi vận hành của từng doanh nghiệp.
Trong ngành bán lẻ, dữ liệu đầu vào – đầu ra đều rất quan trọng. Các hoạt động bán lẻ bao gồm những hoạt động phân tích và vận hành liên tục. Trợ lý RPA giúp các công ty bán lẻ tự động hóa quy trình; và thu hẹp các khoảng cách cạnh tranh trên thị trường.
Không chỉ vậy, RPA còn giúp tự động hóa quy trình bán hàng. Các phần mềm robot có thể loại bỏ những lỗi; hoàn thành đơn hàng nhanh chóng hơn cho khách hàng so với quy trình thủ công trước đây.
Thực tế, khi khách hàng nhận được thông tin, hoá đơn đơn hàng của mình nhanh hơn; thì họ có trải nghiệm mua hàng hài lòng hơn, dẫn đến thanh toán sớm hơn cho doanh nghiệp. Bằng cách phân tích dữ liệu thường xuyên, tự động hóa thống kê; những doanh nghiệp có thể theo dõi lượng hàng hoá ra vào và các nguồn trữ cần có để đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng. RPA chính là giải pháp phù hợp, tiên tiến cho các công ty bán lẻ với quy mô vừa và lớn.
Xu hướng kinh doanh mới – Sử dụng công nghệ thực tế ảo AR
AR (Thực tế Tăng cường – Augmented Reality) là công nghệ cho phép lồng ghép thông tin ảo vào thế giới thực (và ngược lại). Nó giúp người dùng tương tác với các nội dung số trong thực tại (như chạm vào, ghép ảnh theo dạng 3D,…).
AR đang vượt lên như một xu hướng công nghệ thực dụng mới đặc biệt; sử dụng một phần của thực tế, thêm vào những yếu tố hư cấu; để tăng tính trải nghiệm cho khách hàng. AR được triển khai chủ yếu trên những thiết bị di động thông minh.
AR là những ứng dụng làm chồng các thành phần ảo lên môi trường thực tế người dùng; làm cải thiện khả năng nhận biết; thu hút khách hàng kênh online đến với cửa hàng để lựa chọn, trải nghiệm sản phẩm.
Lời kết
Các xu hướng kinh doanh mới của ngành bán lẻ sẽ bùng nổ, chiếm lĩnh thị trường. Trong đại dịch Covid-19, thị trường đã chứng kiến xu hướng chuyển dịch từ offline sang online; từ các cửa hàng tạp hóa nhỏ sang những siêu thị mini. Mặc dù các kênh bán hàng truyền thống vẫn sẽ không thể bị thay thế; nhưng xu hướng kinh doanh mới hiện đại hóa này sẽ còn tồn tại phát triển trong tương lai; khi kỳ vọng của khách hàng cho tiêu dùng ngày càng tăng. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp bán lẻ đa dạng hơn các mô hình phân phối; chiếm lĩnh lòng tin người tiêu dùng khi mà đại dịch dần đã được kiểm soát.
Đọc ngay bài viết hot: